Tam cá nguyệt và những điều cần lưu ý khi mang thai
Tam cá nguyệt sẽ khiến các mẹ lần đầu mang thai không khỏi bỡ ngỡ. Vậy tam cá nguyệt là gì? Hãy cùng Elevit khám phá những điều bổ ích cần lưu ý khi mang thai nhé.
Đây là khái niệm chỉ “Quãng thời gian gian mang thai của mẹ bầu” cũng chính là thời gian từ khi em bé hình thành hình dáng đến khi em bé được sinh ra, hay nói các khác là thời gian phát triển của em bé. Quãng thời gian này được chia làm 3 giai đoạn tương ứng với 3 giai đoạn tam cá nguyệt cụ thể:
- Tam cá nguyệt đầu tiên: Tương đương với 3 tháng đầu hành trình mang thai hay cách khác là bắt đầu từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cho đến hết tuần thứ 13.
- Tam cá nguyệt thứ hai: Tương đương với 3 tháng giữa hay tính từ tuần 14 đến tuần 27 của thai kỳ.
- Tam cá nguyệt thứ ba: Tương đương với 3 tháng cuối, tính từ tuần thứ 28 đến tuần 40 ( hoặc kết thúc khi mẹ bầu chuyển dạ)
Khái niệm tam cá nguyệt giúp cho các mẹ bầu dễ dàng nắm bắt được những đặc điểm chung và tình trạng sức khoẻ của mẹ và bé để dễ dàng theo dõi và điều chỉnh cho hợp lý. Mỗi thời kỳ tam cá nguyệt có từng đặc điểm riêng mà các mẹ cần lưu ý cụ thể như sau:
1. Tam cá nguyệt thứ nhất
Khoảng thời gian khi biết tin mang thai luôn mang lại những trải nghiệm khó quên cho mẹ. Kể từ khoảnh khắc bắt đầu, mẹ đã có bé yêu đồng hành cùng mình. Chính vì thế, ở giai đoạn 3 tháng đầu mang thai là giai đoạn quan trọng nhất.
Ở tuần thai thứ 4-7 của Tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu cần nên đi khám để bác sĩ để được siêu âm và xác định chắc chắn rằng thai đã làm tổ trong buồng tử cung. Sau khi đã chắc chắn thai đã làm tổ các bác sĩ sẽ tiến hành các thao tác kiểm tra số đo, cân nặng, huyết áp để từ đó có cơ sở đưa ra các lời khuyên về chế độ ăn cũng như hướng dẫn mẹ bổ sung các loại vitamin tổng hợp cần thiết giúp bé phát triển khoẻ mạnh
Ở tuần thứ 10-12, việc cực kỳ quan trọng mà mẹ bầu phải làm là siêu âm đo độ mờ da gáy để phát hiện sớm nguy cơ mắc Hội chứng Down ở thai nhi. Sang tuần thứ 13, kết quả sẽ không còn chính xác nữa, nên dù bận rộn hãy tranh thủ sắp xếp thời gian nhé.
Trong tam cá nguyệt thứ nhất không ít mẹ gặp các biểu hiện ốm nghén. Do đó rất nhiều mẹ đã sút cân trong giai đoạn này. Cũng có các mẹ chỉ gặp cảm giác mệt mỏi, stress khi mang bầu. Nhưng đừng lo lắng quá vì đây chỉ là sự khác nhau giữa cơ địa các mẹ thôi nha.
2. Tam cá nguyệt thứ hai
Không còn những dấu hiệu ốm nghén như giai đoạn trước, sức khoẻ mẹ ở giai đoạn này sẽ dần được ổn định, Mẹ đã cảm thấy khoẻ khoắn hơn và bắt đầu quen với việc đồng hành cùng bé rồi.
Trong giai đoạn này, cân nặng của bạn sẽ có nhiều sự thay đổi, bụng bắt đầu lộ rõ. Đây cũng là thời điểm để mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng tích cực để đảm bảo thai nhi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai kỳ như Protein, axit folic, canxi và sắt, thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước để đảm bảo đủ ối cho bé. Vậy nên chế độ ăn uống 3 tháng giữa thai kỳ cực kỳ quan trọng cho mẹ và bé.
Trong giai đoạn này, mẹ bầu cần chú ý tuân thủ lịch khám thai, đặc biệt vào các thời điểm quan trọng như tuần thai thứ 18, tuần 20-22 và tuần 24-28. Về dinh dưỡng, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung vitamin, protein, cùng các thực phẩm giàu sắt và canxi, đồng thời tăng cường chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Lựa chọn một hình thức thể dục phù hợp như yoga để tập luyện đều đặn sẽ giúp cải thiện sức khỏe. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc, đọc sách để tạo cảm xúc tích cực cho thai nhi. Đừng quên thực hiện tiêm phòng uốn ván đúng theo lịch hẹn.
3. Tam cá nguyệt thứ ba
Sau một hành trình dài, mẹ đã sẵn sàng tinh thần để gặp bé chưa nào? Bước đến giai đoạn cuối của thai bị, mẹ nên chuẩn bị sẵn giỏ đồ sinh cũng như đăng ký sinh ở một bệnh viện uy tín. Cho đến tháng cuối cùng mang bầu (khoảng tuần 37-40) nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy nặng nề, khó chịu vì cảm giác mệt mỏi. Tuy nhiên các bạn nên giữ tinh thần lạc quan để gặp bé nhé.
Trong giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu cần thăm khám thường xuyên hơn và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng sơ sinh để sẵn sàng chào đón bé bất cứ lúc nào. Đồng thời, hãy chú ý kỹ các dấu hiệu bất thường của cơ thể để nhận biết thời điểm chuyển dạ và đến bệnh viện kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách “Lần đầu làm mẹ”. Accessed July 16, 2017.
- Cổng thông tin điện tử bệnh Từ Dũ. Accessed August 21, 2020.
- Trimesters and Due Date
https://www.healthline.com/health/pregnancy/calendar#first-trimester
CH-20241024-03