Hướng dẫn bổ sung axit folic cho bà bầu đúng cách

Axit folic đã trở nên quá quen thuộc với các mẹ bầu, tuy nhiên vẫn chưa nhiều mẹ bầu hiểu rõ tầm quan trọng của nó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp đến các mẹ bầu về công dụng cũng như cách sử dụng axit folic cho bà bầu đúng cách.

1. Axit folic là gì?

Axit folic hay còn được gọi tên là vitamin B9, là một vi chất dinh dưỡng tổng hợp, có thể hòa tan trong nước. Acid folic được tìm thấy trong tự nhiên từ các loại thực vật dưới dạng các muối folate, chẳng hạn như các loại rau lá xanh đậm. Chúng tham gia vào quá trình chuyển hóa homocysteine liên quan đến MTHFRgen. Cơ thể không thể tự tổng hợp folate, mà cần được cung cấp từ việc ăn uống có chứa các loại thực phẩm giàu vitamin này.

2. Bổ sung axit folic cho bà bầu có tác dụng gì?

Tiền sản giật là tình trạng nguy hiểm ở phụ nữ mang thai và gây ra các biến chứng lớn như rối loạn điều hòa nhận thức thần kinh và khiến thai nhi không được phát triển ở mức tối ưu. Và nhiều bằng chứng cho thấy nồng độ homocysteine trong máu tăng cao là nguyên nhân gây nên tiền sản giật. Một số nghiên cứu y học chỉ ra rằng việc bổ sung axit folic cho bà bầu có thể làm giảm nồng độ homocysteine trong máu, từ đó giảm nguy cơ tiền sản giật cho bà bầu.

Ngoài ra, những nghiên cứu được công bố vào đầu những năm 1990 cũng đã chứng minh rằng bổ sung axit folic thực sự có thể ngăn ngừa sự xuất hiện và tái phát của dị tật ống thần kinh. Ngày nay việc tiêm phòng ngừa dị tật ống thần kinh bằng axit folic vẫn chưa sử dụng tối đa do mọi người vẫn chưa tuân thủ bổ sung axit folic đúng cách. Vì vậy ngay cả khi đã tiêm phòng, mẹ bầu cũng cần bổ sung đầy axit folic để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.

 

3. Bổ sung axit folic cho bà bầu đúng cách

3.1 Thực phẩm giàu Axit folic cho mẹ bầu

Với những lợi ích không thể phủ nhận của việc bổ sung axit folic cho bà bầu, bà bầu cần có bữa ăn đa dạng đầy đủ chất. Bà bầu nên lựa chọn các thực phẩm giàu acid folic để bổ sung vào chế độ ăn như rau có màu xanh đậm, nấm rơm, mầm lúa mì, các loại đậu đỗ, các loại hạt, măng tây, trứng, củ cải đường, trái cây như cam, dâu tây, lê, dưa hấu…

Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu axit folic mà các mẹ bầu nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày:

Rau xanh đậm 

Các loại rau xanh đậm như cải bó xôi, súp lơ xanh, cải xanh, cải ngọt, diếp cá… đều là nguồn cung cấp axit folic phong phú. Chẳng hạn, trong 30g cải bó xôi chứa 58.2 mcg folate, tương đương 9,7% nhu cầu hàng ngày cho mẹ bầu. Ngoài ra, những loại rau này còn giúp giảm cân, chống viêm và ngăn ngừa ung thư. 

Trái cây họ cam quýt 

Cam, bưởi, quýt, chanh là những loại trái cây chứa nhiều axit folic. Ví dụ, 100g cam cung cấp 55 mcg folate, đáp ứng khoảng 9,2% nhu cầu hàng ngày. Đồng thời, vitamin C trong cam giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu. 

Các loại đậu 

Đậu nành, đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu que đều chứa folate tự nhiên. Bên cạnh đó, chúng còn giàu protein, chất xơ và các vi chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. 

Ngũ cốc 

Ngũ cốc là nguồn thực phẩm được khuyến khích bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mẹ bầu. Mỗi loại ngũ cốc có hàm lượng axit folic khác nhau, do đó cần lựa chọn phù hợp. Có thể kết hợp ngũ cốc với sữa chua hoặc sữa tươi ít béo vào bữa sáng để cung cấp năng lượng cho mẹ bầu. 

Các sản phẩm từ lúa mì 

Mẹ bầu có thể ăn các sản phẩm từ lúa mì như bánh mì, bánh quy giòn, mì ống để bổ sung axit folic và chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa táo bón. 

Lòng đỏ trứng

Lòng đỏ trứng là thực phẩm không thể thiếu khi nói đến axit folic. Bên cạnh đó, trứng còn giàu omega-3, omega-6, DHA và rất ít calories, hỗ trợ tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. 

Quả bơ 

Quả bơ không chỉ giàu axit folic mà còn cung cấp các dưỡng chất khác như vitamin K, vitamin C, vitamin B6 và Kali. Chất béo không bão hòa trong bơ cũng rất tốt cho hệ tim mạch. 

Chuối chín 

Chuối chứa nhiều axit folic cùng các khoáng chất như vitamin B6, Kali, Mangan… Oligosaccharide trong chuối còn giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón hiệu quả trong thai kỳ.

Nguồn tham khảo:

14 loại thực phẩm lành mạnh chứa nhiều axit folic tốt cho phụ nữ mang thai. Link truy cập:https://suckhoedoisong.vn/14-loai-thuc-pham-lanh-manh-chua-nhieu-axit-folic-tot-cho-phu-nu-mang-thai-169220626191855602.htm

3.2 Uống acid folic đúng cách

Như đã biết ở trên, việc bổ sung axit folic giúp giảm nguy cơ tiền sản giật và dị tật ống thần kinh, và việc bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu có chứa axit folic sẽ giúp hỗ trợ mẹ bầu đạt được mức axit folic bảo vệ cần thiết.

Mẹ bầu cần bổ sung axit folic trước khi chuẩn bị mang thai ít nhất 1 tháng với liều lượng khuyến cáo là 400 -1000 mcg/ ngày, và trong quá trình mang thai mẹ bầu cũng cần đảm bảo cung cấp đủ liều lượng để thai nhi được hình thành và phát triển tốt nhất. Việc bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu cần một lượng là 400mcg axit folic, và duy trì đến sau khi sinh 1 tháng. Mẹ bầu có thể liên hệ bác sĩ để được nhận tư vấn liều lượng axit folic phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

4. Bà bầu uống thừa axit folic có sao không

Nhiều mẹ bầu chắc hẳn thắc mắc về vấn đề “bà bầu uống thừa axit folic có sao không”. Câu trả lời là không. Hiện nay có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung axit folic ở liều 400 đến 800 mcg có hiệu quả làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, tuy nhiên với liều trên 1000 mcg thì không cung cấp thêm bất kỳ tác dụng bảo vệ nào, tuy nhiên cơ thể sẽ không thể chuyển hóa hết được gây nên tình trạng tích tụ axit folic trong huyết thanh.

Điều thú vị trong việc bổ sung axit folic cho bà bầu, đó là thời gian bổ sung quan trọng hơn cả liều lượng, việc bổ sung axit folic không kịp thời trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì vậy mẹ bầu cần bổ sung axit folic càng sớm càng tốt

Kết luận

Sau bài viết này, chúng tôi tin rằng các mẹ bầu đã hiểu rõ hơn về vai trò của axit folic cho bà bầu. Tuy nhiên bài viết này chỉ nên sử dụng để tham khảo, các mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của y bác sĩ trước khi sử dụng axit folic.

CH-20241024-03

Bài viết liên quan