Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi trong bụng mẹ?

Thai nhi ở trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày, đây là quá trình phát triển thai nhi, giúp hình thành cơ thể cũng như nhận thức của thai nhi. Đây chắc chắn là giai đoạn quan trọng đối với thai nhi và mẹ bầu. Mẹ bầu mong muốn thai nhi được phát triển tốt thì cần hiểu rõ hơn về phát triển thai nhi trong bụng mẹ hay những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.

Trong bài viết này, Elevit đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi cũng như gợi ý những việc các mà mẹ bầu cần làm để thai nhi luôn khỏe mạnh.

1.Dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, việc thai nhi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì sẽ giúp cho sự phát triển thai nhi trong bụng mẹ. Dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ sẽ liên quan đến sự di chuyển tế bào, biệt hóa, hình thành thần kinh, hình thành khớp thần kinh và sự trưởng thành của các con đường dẫn truyền thần kinh. Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ là đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của não bộ của thai nhi.

Việc cung cấp một số khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, selen, iốt là cần thiết cho sự phát triển và tăng sinh nhanh chóng của thai nhi. Bổ sung sắt cho bà bầu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não, kẽm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, selen sẽ giúp tránh nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và đồng là cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng và sự biệt hóa tế bào cho cả mẹ và thai nhi và iốt hỗ trợ sự phát triển của tuyến giáp và thần kinh.

Bên cạnh đó, một số vitamin và các chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như folate sẽ giúp hình thành ống thần kinh và tăng sinh tế bào, vitamin A hỗ trợ cả sự phát triển tế bào và tăng trưởng não. Do đó, một chế độ ăn uống không đầy đủ, không cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng chính này trong giai đoạn quan trọng này, có thể làm thay đổi không thể đảo ngược các chức năng và hành vi của não con cái.

2.Sự ảnh hưởng của yếu tố tâm lý tới thai kỳ

Không ít các bằng chứng cho thấy rằng tâm lý và chế độ ăn uống liên quan tới nhau. Đặc biệt với các mẹ bầu khi tâm lý ít ổn định nhất, sẽ khiến cho chế độ ăn uống bị rối loạn từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.

Việc nhiều bà mẹ bị stress khi mang thai, điều này sẽ ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng bằng cảm giác đói hay cảm giác no của mẹ bầu hay số lượng và loại thực phẩm tiêu thụ, quá trình tiêu hóa. Mặt khác, căng thẳng có thể dẫn đến việc chế độ ăn chứa nhiều chất béo và nhiều chất sucrose (HFS) và dẫn đến trạng thái ăn uống theo cảm xúc làm mẹ bầu cũng như dễ bị tăng cân và rối loạn chức năng trao đổi chất. Nếu mẹ bầu ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo đã được chứng minh là gây ra phản ứng tiền viêm ở phụ nữ.

Tóm lại, ta có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của tâm trạng đến chế độ dinh dưỡng từ đó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thai nhi trong bụng mẹ. Vì vậy mẹ bầu cần giữ cho mình tâm trạng thoải mái và có một chế độ ăn uống phù hợp.

3.Sự phát triển thai nhi bị ảnh hưởng bởi hoạt động thể chất

Tập thể dục sẽ thay đổi hoạt động sinh lý tùy thuộc vào hình thức, cường độ và thời gian tập luyện, tuổi tác, giới tính và dinh dưỡng của cá nhân. Ở phụ nữ mang thai, họ thường giảm hoạt động thể chất và hạn chế vận động vì lo ngại những ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên gần đây, nhiều nghiên cứu có thấy nhiều lợi ích của việc tập thể dục khi mang thai.

Thể dục cho mẹ bầu trong từng thời kỳ mang thai là cần thiết và tác động tích cực đến thai nhi. Tập thể dục giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể ở phụ nữ mang thai và mẹ bầu sẽ cảm thấy khỏe hơn và ít gặp các triệu chứng liên quan đến thai kỳ hơn.

Hơn nữa, mẹ bầu tập thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải và bắt đầu sớm vào khoảng thời gian 20 tuần đầu của thai kỳ sẽ làm tăng khả năng vận chuyển máu và chức năng của nhau thai. Bằng cách này, tập thể dục có thể ngăn ngừa sự bất thường của nhau thai, một trong những nguyên nhân cơ bản của tiền sản giật.

Kết luận

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, trong bài viết này chỉ đề cập đến các yếu tố quan trọng. Mẹ bầu có thể tham khảo thêm từ bác sĩ để giúp ích cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ