Quá trình mang thai

Nhật ký mang thai

Bài viết này đề cập đến:

Khi nào bạn nên thông báo với bác sĩ rằng mình có thai?

Khi nào bạn nên đi khám thai lần đầu tiên?

Bạn cần lưu ý điều gì khi đi khám thai?

Khi phát hiện mình có thai, bạn sẽ cần ghi nhớ các mốc khám thai quan trọng. Hãy dùng một cuốn sổ nhật ký hoặc sử dụng lịch trên điện thoại thông minh để theo dõi. Điều này giúp bạn nắm rõ tình trạng sức khỏe của chính mình cũng như sự phát triển của thai nhi.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:

    Việc bạn muốn sinh con ở đâu, một bệnh viện tư hay bệnh viện công, sẽ ảnh hưởng đến quyết định nên đi khám thai ở đâu.

    Bạn có thể đặt lịch hẹn khám thai tại bệnh viện hay phòng khám tư của một bác sĩ sản khoa. Tùy theo lựa chọn mà bạn có thể gặp một bác sĩ duy nhất hoặc nhiều bác sĩ khác nhau trong các lần khám thai.

    Điều quan trọng nhất là ghi nhớ và đặt lịch đi khám đầy đủ tại các mốc khám thai để đảm bảo rằng sức khỏe của bạn và con vẫn ổn.

    Sau khi xác nhận chính xác bạn đang mang thai, bạn sẽ cần kiểm tra những xét nghiệm sau trong lần khám đầu tiên:

    • Xét nghiệm máu
    • Xét nghiệm nước tiểu
    • Đo huyết áp và kiểm tra sức khỏe tổng quát

    Tại lần khám thai này, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn biết ngày dự sinh và trao đổi về địa điểm cũng như cách thức sinh nở. Dựa trên mong muốn của bạn, bác sĩ sẽ tư vấn những lựa chọn phù hợp.

    Ở lần siêu âm đầu tiên vào khoảng tuần thứ 6-12 của thai kỳ, bạn có thể nghe được tiếng tim thai. Đồng thời, siêu âm cũng giúp bạn nhìn thấy thai nhi đang phát triển như thế nào. Xét nghiệm máu và những xét nghiệm khác được thực hiện trong lúc siêu âm sẽ giúp tầm soát các bất thường bẩm sinh.
    Để kiểm tra một số khiếm khuyết di truyền và dị tật bẩm sinh cụ thể, bạn cần trải qua các thử nghiệm chi tiết hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các xét nghiệm hiện có, hãy hỏi nhân viên y tế.

    Từ tuần 18-20, bạn có thể được siêu âm đầu dò để quan sát rõ hơn sự phát triển các chi và cấu trúc thai nhi, kiểm tra vị trí nhau thai và đánh giá thể tích nước ối.

    Bạn nên đặt lịch khám thai hàng tháng để bác sĩ luôn theo dõi tình hình sức khỏe của mẹ và bé.

    Khoảng 3-8% phụ nữ bị tăng đường huyết trong suốt thời gian thai kỳ. Để làm xét nghiệm đường huyết, bạn cần trải qua hai lần lấy mẫu máu. Một mẫu máu được lấy vào buổi sáng khi bạn chưa ăn gì và mẫu còn lại lấy sau khi uống thức uống có hàm lượng glucose cao theo quy định. Quá trình thực hiện xét nghiệm này kéo dài ít nhất 2 giờ đồng hồ. Vậy nên, bạn có thể mang theo một số thiết bị như điện thoại, laptop để dùng trong các khoảng thời gian chờ đợi.

    Nếu bạn có nhóm máu với yếu tố Rh âm mà thai nhi thì ngược lại, cơ thể bạn sẽ bắt đầu tạo ra những kháng thể tấn công vào hệ máu của bé. Trường hợp này, bạn cần phải tiêm anti-D để ngăn các kháng thể làm hại đến thai nhi. Ở lần khám thai đầu tiên, sau khi kiểm tra nhóm máu, bác sĩ sẽ cho biết liệu bạn có cần tiêm anti-D hay không và các thời điểm tiêm.

    Càng gần đến ngày dự sinh, bạn nên đi khám thai thường xuyên hơn. Bác sĩ sẽ khuyến khích bạn nên đến khám hàng tuần.

    Ở giai đoạn cuối cùng này, bác sĩ sẽ kiểm tra kích thước thai nhi bằng cách đo khoảng cách từ điểm cuối xương chậu đến đỉnh bụng. Sức khỏe tổng quát của cả mẹ và bé cũng được kiểm tra cẩn thận.

    Bình thường, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật siêu âm cơ bản đủ để nhìn thấy thai nhi và phát hiện bất thường, nếu có. Tuy nhiên, nếu bạn muốn siêu âm với kỹ thuật hiện đại hơn như siêu âm 4D, hãy trao đổi với bác sĩ. Lưu ý, bạn cần trả thêm chi phí khi muốn siêu âm bổ sung.

    Nếu bạn quan tâm về sức khỏe của bản thân và thai nhi hay lo lắng về những rối loạn di truyền có thể xảy ra, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể tư vấn cho bạn một số xét nghiệm bổ sung cần thiết.

    Bài viết liên quan