Những điều bạn cần biết về ốm nghén
Mẹ bầu có từng thắc mắc có thai bao lâu thì nghén? Các biểu hiện ốm nghén là gì? Làm sao để thuyên giảm và giúp thai kỳ khỏe mạnh? Cùng Elevit tìm lời khuyên cho mẹ nhé.
Từ những ngày đầu chuẩn bị mang thai đến lúc thai nhi hình thành, bạn sống trong niềm hạnh phúc khi được làm mẹ, thật bất công khi bạn có thể cảm thấy không được khỏe trong chính quãng thời gian này. Các biểu hiện ốm nghén xuất hiện và có ảnh hưởng đến 80% phụ nữ mang thai và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
Các biểu hiện ốm nghén
Trước khi tìm hiểu rõ có thai bao lâu thì nghén, hãy cùng xem những biểu hiện ốm nghén khi mới mang thai thường gặp là gì? Các triệu chứng ốm nghén mà mẹ bầu thường gặp là buồn nôn và nôn mửa, thường gây ra bởi một số mùi nhất định, thức ăn cay, nóng, tiết nhiều nước bọt hoặc có thể không phải do tác nhân nào cả. Ốm nghén trong thời kỳ mang thai xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày hoặc đêm. Vậy có thai bao lâu thì nghén?
Có thai bao lâu thì nghén?
Nhiều bạn lần đầu mang thai còn nhiều băn khoăn liệu có thai bao lâu thì nghén và có nên bổ sung sắt cho bà bầu trong giai đoạn này? Thông thường, nhiều phụ nữ mang thai bị ốm nghén phổ biến nhất trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Khi giải đáp thắc mắc có thai bao lâu thì nghén, nhiều mẹ bầu cũng hỏi rằng thời gian ốm nghén kéo dài như thế nào? Ốm nghén thường kéo dài từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12, với đỉnh điểm là từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 10. Nếu giai đoạn ốm nghén ngắn thì sau tuần thứ 14 cơ thể mẹ bầu sẽ cảm thấy khỏe mạnh trở lại.
Theo một nghiên cứu năm 2000, có khoảng 50% phụ nữ đã hết ốm nghén vào tuần thứ 14 của thai kỳ, hoặc ngay khoảng thời gian họ bước vào tam cá nguyệt thứ hai, tức là khoảng tuần thứ 12. Tuy nhiên cũng có những mẹ bầu cần thêm một vài tháng mới có thể hồi phục thể trạng tốt, nghiên cứu tương tự cho thấy 90% phụ nữ đã hết ốm nghén sau 22 tuần.
Các triệu chứng ốm nghén sẽ cải thiện và giảm dần đối với hầu hết phụ nữ mang thai vào giữa đến cuối tam cá nguyệt thứ hai. Nhưng cũng có một số mẹ bầu bị ốm nghén trong suốt thai kỳ.
Vì sao bạn lại bị ốm nghén?
Khi thắc mắc có thai bao lâu thì nghén, liệu bạn có băn khoăn không biết tại sao phụ nữ lại có các triệu chứng ốm nghén khi mang thai? Không có nguyên nhân nào thật sự được chứng minh có thể dẫn đến việc một số phụ nữ cảm thấy đau ốm và buồn nôn khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ và thường bắt đầu vào 9 tuần sau khi thụ thai. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng việc này là do sự gia tăng nồng độ hormone trong cơ thể, có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác mệt mỏi.
Ảnh hưởng của ốm nghén
Khi bị ốm nghén và không thể ăn đủ các loại thực phẩm cần thiết trong thực đơn dành cho mẹ bầu, bạn có thể không đáp ứng đủ nguồn dinh dưỡng cho nhu cầu tăng lên của mẹ và thai nhi cho thai kỳ. Do đó, bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về việc bổ sung viên tổng hợp cho bà bầu, giúp cung cấp các loại vitamin cho bà bầu và khoáng chất hỗ trợ thai kỳ phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
Nhiều cặp vợ chồng muốn giữ bí mật về tin vui của mình cho đến khi có kết quả siêu âm 12 tuần để xác nhận về sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, bạn có thể cảm thấy bực dọc vì không thể nói cho mọi người biết lý do thật sự vì sao mình lại buồn nôn khi mang thai hoặc đơn giản là mệt mỏi.
Hầu hết phụ nữ nhận thấy các biểu hiện ốm nghén sẽ thuyên giảm khi họ bước vào các giai đoạn sau của thai kỳ. Trong một số trường hợp hiếm hoi, các triệu chứng ốm nghén có thể cực kỳ nghiêm trọng và đòi hỏi phải dùng thuốc hoặc nhập viện. Bạn hãy chia sẻ với bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng.
Bạn có thể làm gì để giảm triệu chứng ốm nghén?
Bạn có thể gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chế độ dinh dưỡng bà bầu 3 tháng đầu phù hợp với bạn giúp làm giảm các biểu hiện ốm nghén. Bên cạnh đó, các phương pháp dưới đây cũng là cách hay để giúp giảm triệu chứng ốm nghén mà bạn có thể tham khảo:
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ: Nhiều phụ nữ cho biết việc ăn một lượng nhỏ các loại thức ăn khô, chẳng hạn như bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn, có thể giúp giảm bớt cảm giác buồn nôn. Nếu các biểu hiện ốm nghén trở nên tồi tệ hơn vào buổi sáng, bạn có thể để một ít bánh quy giòn ở cạnh giường và mang theo thức ăn nhẹ bên mình cả ngày.
- Tránh ăn một số loại thực phẩm làm bạn khó chịu: Nghe có vẻ là điều hiển nhiên nhưng việc tránh ăn các loại thức ăn chứa nhiều chất béo và các loại thực phẩm khó tiêu có nhiều dầu mỡ có thể giúp bạn giảm cảm giác buồn nôn khi mang thai.
- Uống nhiều nước: Nếu bị nôn mửa nhiều, bạn nên đảm bảo rằng mình uống đủ nước. Hãy luôn giữ bình nước của bạn đầy và gần bên mình.
CH-20220324-06