Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để con chào đời khỏe mạnh

Dinh dưỡng 3 tháng cuối rất quan trọng để chuẩn bị đón bé con chào đời. Do đó, bà bầu ăn gì trong 3 tháng cuối được rất nhiều mẹ quan tâm. Hãy cùng Elevit tìm hiểu nhé.

Nuôi dưỡng bé con lớn lên từng ngày trong bụng mẹ từ những ngày đầu chuẩn bị mang thai đến khi chào đời là cả một hành trình nỗ lực đầy diệu kỳ. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ đặc biệt quan trọng vừa giúp chuẩn bị cho sự chào đời của bé con vừa đảm bảo mẹ có đủ dưỡng chất để sẵn sàng vượt cạn. Vậy bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để con chào đời khỏe mạnh? Hãy cùng chúng tôi giải đáp nhé.
 

1. Thực phẩm giàu sắt

Vì sao cần bổ sung sắt cho bà bầu? Khi cân nặng tăng lên, thể tích máu trong cơ thể mẹ bầu cũng gia tăng, đặc biệt vào thời điểm mẹ sẵn sàng sinh con, nhu cầu lượng máu tăng lên đến 60%. Do đó, thực phẩm giàu sắt là yếu tố không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối.

Một số loại thực phẩm giúp cung cấp sắt tốt cho cơ thể mẹ bầu như thịt, các sản phẩm từ sữa, hạt, đậu và gạo nguyên cám. Đây là những loại thực phẩm vừa giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vừa cung cấp hàm lượng sắt cần thiết, tránh tình trạng thiếu sắt khiến cơ thể chóng mặt, mệt mỏi hay thậm chí xuất huyết khi sinh rất nguy hiểm cho cơ thể.

2. Các loại rau chứa Acid Folic

Acid Folic là một trong những dưỡng chất phải kể đến khi giải đáp mối băn khoăn bà bầu ăn gì trong 3 tháng cuối. Đây là một loại vitamin không chỉ đóng vai quan trọng trong chế chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu mà còn cho dinh dưỡng 3 tháng cuối, do Acid Folic không chỉ giúp ngăn ngừa khiếm khuyết ống thần kinh mà còn tham gia vào tạo máu khi hình thành ống thần kinh

Theo Lực Lượng Đặc Nhiệm Các Dịch Vụ Phòng Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ khuyến cáo, tất cả phụ nữ mang thai nên sử dụng sản phẩm bổ sung có chứa 400 đến 800 μg acid folic hàng ngày. Các loại rau màu xanh sẫm như cải bó xôi, rau diếp, rau bina, bắp cải,... đều là nguồn cung cấp acid folic dồi dào.

Tuy nhiên, khi thêm các loại rau cho chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối, mẹ bầu nên lưu ý nấu trong thời gian vừa đủ khi rau vừa chín tới vì axit folic và các vitamin tan trong nước khác rất dễ bị phá hủy trong quá trình nấu chín. Để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu acid folic của cơ thể, mẹ bầu được khuyến nghị sử dụng viên uống tổng hợp cho bà bầu giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết trong suốt thai kỳ bao gồm acid folic trong toàn bộ thai kỳ

3. Trái cây giàu vitamin C, B6 và B12

Khi thắc mắc bà bầu ăn gì trong 3 tháng cuối, mẹ bầu thường được khuyên cần bổ sung đủ lượng vitamin cần thiết để hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ và bé, đặc biệt là vitamin C, B6 và B12. Đây là những loại vitamin không chỉ giúp cho bé con được phát triển khỏe mạnh mà còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón trong giai đọạn tam cá nguyệt thứ ba.

Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối, mẹ bầu có thể thêm các loại trái cây chứa nhiều vitamin như các loại trái có múi, chuối, cà rốt, kiwi, dâu tây và dưa. Các loại trái cây tươi rất tốt cho việc duy trì hệ thống miễn dịch, do đó mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn kết hợp trong những bữa ăn nhẹ sau giờ tập thể dục hay những buổi ăn xế.

4. Các thực phẩm giàu canxi

Canxi là một trong những dưỡng chất có ích cho sự hình thành hệ xương và xăng chắc khỏe, cũng như đảm bảo chức năng cho thần kinh và sự đông máu bình thường trong cơ thể. Canxi có cần thiết cho các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, tạo xương cho thai nhi. Vì vậy bà bầu nhất là bà bầu ở giai đoạn cuối thai kì cần bổ sung canxi nhiều hơn bình thường để thai nhi phát triển đầy đủ chiều cao, và bà mẹ tránh bị loãng xương về sau. Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối cần bổ sung 1300 mg/ ngày để đảm bảo không bị thiếu hụt canxi trong máu.

5. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A

Có lẽ các mẹ bầu đã không còn lạ về công dụng vitamin A mang lại như bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh lý về mắt khác. Ngoài ra vitamin A có đảm bảo sự phát triển bình thường của xương, răng, bảo vệ da, tăng sức đề kháng để cơ thể mẹ bầu có thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

Theo khuyến nghị của Sở Y tế, phụ nữ từ 20-49 tuổi cần bổ sung 650 g vitamin A mỗi ngày. Còn đối với dinh dưỡng 3 tháng cuối của bà bầu cần tăng lên thêm một lượng là 80 g vitamin A so với bình thường để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé. Lưu ý là phụ nữ đang có thai không nên dùng quá liều Vitamin A 3000 µg (10000IU)/1 ngày hoặc 7500 µg (25000 IU)/ 1 tuần

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin A có thể kể đến như: sữa, gan, trứng,… hay các loại rau xanh, nhất là rau ngót, rau dền rau muống. Trong các loại rau củ quả có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ cũng chứa nhiều vitamin A. Các mẹ bầu có thể linh hoạt thay đổi các thực phẩm trên để bữa ăn đa dạng, không bị ngán.

Lời kết

Hành trình mang thai nhiều trải nghiệm mới lạ, thú vị nhưng cũng đầy gian nan và thử thách. Mẹ bầu đừng lo nhé, hãy luôn giữ tinh thần thoải mái và chăm sóc cơ thể đúng cách. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên đã giúp giải đáp băn khoăn bà bầu ăn gì trong 3 tháng cuối và những lưu ý nho nhỏ giúp mẹ bầu vững tin hơn để sẵn sàng vượt cạn chào đón thành viên mới nhé.
 

Bài viết liên quan: