Những điều quan trọng bạn cần biết khi mang thai lần đầu
Bạn mới mang thai lần đầu và không biết làm sao để thai kỳ suôn sẻ? Hãy cùng Elevit tìm hiểu những điều hay ho để thai kỳ của bạn trở nên thú vị và đáng nhớ nhé.
Lần đầu mang thai là trải nghiệm lạ lẫm với những thay đổi trong cơ thể xen lẫn những cảm xúc bồi hồi. Thời điểm này đánh dấu một cột mốc mới trong cuộc đời bạn khi bắt đầu hành trình nuôi dưỡng thiên thần nhỏ. Chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn với vô vàn câu hỏi rằng làm sao có thể phát triển tốt thai nhi và luôn giữ cơ thể khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Đừng lo lắng quá nhé, Elevit sẽ bật mí cho bạn những điều hay ho mà mẹ bầu nào cũng cần biết khi lần đầu mang thai.
1. Những dấu hiệu cho biết bạn đang mang thai
Ở những người có chu kỳ kinh đều đặn, trễ kinh là dấu hiệu mang thai sớm nhất. Ngoài ra, nếu bạn thấy các dấu hiệu ốm nghén như buồn nôn, đau lưng, tâm trạng thay đổi thất thường, đau ngực, thèm ăn chua… thì nhiều khả năng bạn đã có “tin vui” rồi đấy. Thế nhưng, đôi khi các triệu chứng ấy có thể là “tín hiệu giả”. Để chắc chắn, bạn có thể sử dụng que thử thai tại nhà hoặc đi khám.
2. Khám thai định kỳ
Khám thai là một trong số những điều quan trọng không thể thiếu trong thai kỳ. Việc này giúp cả bác sĩ và ba mẹ nắm được tình hình phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm những bất thường (nếu có) để đưa ra hướng giải quyết kịp thời.
Thông thường, mỗi tháng mẹ bầu nên đi khám thai 1 lần theo lịch hẹn của bác sĩ. Mẹ nên thăm khám tối thiểu 4 lần trong toàn thai kỳ. Ngoài ra, nếu mẹ gặp những dấu hiệu bất thường như ra huyết, đau bụng,... thì nên đi khám ngay.
3. Lưu ý chế độ ăn uống hợp lý, giàu dinh dưỡng
Khi mang thai, cùng với việc uống bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu, sắt và canxi, acid folic, và các vitamin khoáng chất khác , bạn nên chú ý về chế độ ăn uống trong thai kỳ đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể những loại thức ăn dinh dưỡng cho bà bầu sau đây:
- Rau củ quả giàu vitamin và chất xơ (như rau dền, rau đay, rau loang, rau muống, rau ngót, bắp cải, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, khoai lang…)
- Ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu. Các sản phẩm được chế biến từ sữa (phô mai, sữa chua,…)
- Các loại thịt nạc, thịt gà không da, cá và các loại đậu nấu chín
- Và cuối cùng là đảm bảo uống đủ nước (khoảng 8 ly mỗi ngày)
- Việc ăn uống khi nào, ở đâu và lượng thức ăn là bao nhiêu thường rất linh hoạt, tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi mẹ bầu.
4. Những điều mẹ bầu cần tránh khi mang thai
- Không sử dụng hoặc hạn chế lượng caffeine có trong trà, cà phê. Đồng thời cần tránh sử dụng các thức uống có cồn và thuốc lá. Tuy không có bất kỳ giới hạn an toàn nào trong việc sử dụng thức uống có cồn nhưng kiêng khem trong khoảng thời gian này thực sự là một việc lợi cho các mẹ bầu.
- Không nên quá lạm dụng siêu âm, vừa tốn kém về kinh tế vừa không cần thiết.
- Vận động nhẹ nhàng, không tập các bài tập quá sức, xin ý kiến bác sĩ về những hoạt động nên làm và nên tránh.
L.VN.MKT.05.2021.1437