Quá trình mang thai
Cẩm nang chuẩn bị mang thai
Mang thai là thiên chức dành cho phụ nữ. Được làm mẹ là điều thiên liêng nhất, vì vậy bạn cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức cần thiết trước khi mang thai. Ngoài việc phải chuẩn bị tâm lý, tài chính, sức khỏe thì kiến thức là điều hết sức quan trọng. Trong bài viết này, cùng Elevit tìm hiểu danh sách các việc đơn giản cần biết về quá trình làm mẹ trước khi mang thai để giúp mẹ bầu sẵn sàng cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Tam cá nguyệt đầu tiên - tuần 1 đến 12
Theo dõi thai kỳ
Ngay khi bạn cảm nhận được mình đang mang thai, hãy đến gặp bác sĩ sản khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra nhằm xác định bạn có đang mang thai hay không cũng như tính ngày dự sinh và giúp bạn lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe tiền sản, cũng như cách bổ sung sắt cho bà bầu hợp lý.
Đặt lịch khám thai
Đây là điều cần biết khi chuẩn bị mang thai như thế nào? Bạn sẽ cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên trong suốt thai kỳ để đảm bảo quá trình mang thai diễn ra tốt đẹp. Bạn nên khám thai lần đầu từ tuần 10-16.
Cân nhắc thực hiện sàng lọc trước sinh
Khi thai nhi được khoảng 11 tuần, bạn cần làm xét nghiệm máu và siêu âm để kiểm tra quá trình phát triển của thai. Lần siêu âm đầu tiên của bạn nên tiến hành từ tuần 8-12.
Chọn bệnh viện phụ sản hoặc trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản
Ngay sau khi bạn biết mình đang mang thai, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ về các phương pháp sinh nở cũng như lựa chọn bệnh viện.
Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu mỗi ngày
Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất hàng ngày trong giai đoạn mang thai là cực kỳ cần thiết. Sự thiếu hụt dù nhỏ cũng có thể gây ra nhiều tác động nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Vitamin tổng hợp cho bà bầu được khuyên dùng hàng ngày ít nhất 1 tháng trước khi quyết định mang thai, trong khi mang thai và ngay cả khi cho con bú.
Khắc phục tình trạng ốm nghén
Phụ nữ mang thai cần nắm được cách trị các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn và nôn. Bạn có thể thử một số biện pháp khắc phục phổ biến sau đây để giúp giảm buồn nôn và nôn.
Ngừng hút thuốc
Khi nghi ngờ mang thai, nếu có hút thuốc thì bạn cần bỏ thuốc ngay.
Không dùng thức uống có cồn
Tốt nhất, phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên tránh các loại đồ uống có cồn.
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
Bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng bà bầu 3 tháng đầu cân bằng và đa dạng để mẹ và bé luôn khỏe mạnh. Hãy tìm hiểu về các loại thực phẩm nên tránh hoặc hạn chế trong quá trình mang thai. Ngoài ra, mẹ bầu nên uống nhiều nước.
Giảm lượng caffeine tiêu thụ
Bạn chỉ nên uống ít hơn 200mg caffeine mỗi ngày, tương đương với khoảng 2 tách cà phê espresso. Đừng quên caffeine cũng có trong sô cô la, trà, một số loại nước ngọt và nước tăng lực.
Tập thể dục thường xuyên
Mẹ bầu vẫn cần vận động và nên cố gắng dành 30 phút tập thể dục vừa phải mỗi ngay như đi bộ hoặc bơi lội.
Kiểm tra chế độ nghỉ thai sản tại nơi làm việc của bạn
Hãy hỏi quản lý của bạn về các thông tin cũng như quyền lợi khi nghỉ thai sản.
Yêu cầu những khoản hỗ trợ tài chính từ Chính phủ
Chính phủ có một số khoản trợ cấp, phụ cấp cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể kiểm tra các điều kiện của mình để không bỏ sót quyền lợi thụ hưởng từ các chế độ.
Đăng ký email để nhận cẩm nang hướng dẫn miễn phí hàng tuần từ Elevit
Đăng ký email để nhận ngay tin tức mới mỗi tuần từ elevit mom và theo dõi quá trình mang thai cũng như giai đoạn phát triển của bé.
Không nên tiếp xúc trực tiếp với phân thú cưng
Nếu bạn có nuôi mèo, hãy đeo găng tay cao su khi cần dọn dẹp khay cát vệ sinh của mèo hoặc bạn có thể nhờ người khác làm thay. Bên cạnh đó, nếu cần làm vườn, bạn cũng đừng quên mang găng tay nhé!
Tam cá nguyệt thứ 2 - tuần 13 đến 16
Đặt lịch các xét nghiệm sàng lọc trong tam cá nguyệt thứ 2
Bạn sẽ cần tiến hành xét nghiệm máu từ tuần 15-18 và siêu âm từ tuần 18-20 để kiểm tra sự phát triển của thai nhi.
Tham gia vào hội nhóm các mẹ bầu
Hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn trong quá trình mang thai và nhận lại sự hỗ trợ từ các mẹ bầu khác cũng như cách sử dụng elevit sau sinh.
Lên kế hoạch sinh con
Hãy bày tỏ với bác sĩ và người bạn đời của bạn những mong muốn về giai đoạn chuyển dạ, sinh nở, từ đó lập kế hoạch đón thiên thần nhỏ. Hãy chi tiết hóa kế hoạch này, chẳng hạn như nếu bạn muốn nghe nhạc Mozart trong phòng sinh, hay cần thêm ý kiến về việc sinh tại nhà hay sinh tại bệnh viện.
Tham dự các lớp học tiền sản
Các lớp học hữu ích này sẽ bổ sung kiến thức cho mẹ bầu về quá trình chuyển dạ, các biện pháp giảm đau khi sắp sinh, những bài tập thể dục trong thai kỳ và phương pháp chăm sóc trẻ cơ bản như cho bú và dỗ ngủ. Đây cũng là cơ hội để bạn đặt câu hỏi, chia sẻ cảm xúc và gặp gỡ các bậc cha mẹ tương lai tại địa phương của mình.
Học cách cho con bú
Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời về sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nếu bạn dự định cho con bú mẹ, bác sĩ sản khoa hoặc các nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn bạn cách thao tác đúng.
Tập luyện cơ sàn chậu
Cơ sàn chậu của phụ nữ mang thai có thể bị suy yếu dưới sức căng trong quá trình mang thai và sinh nở, gây rỉ nước tiểu vì tình trạng rò bàng quang. Do đó, bạn hãy thực hiện những bài tập luyện đơn giản, giúp tăng cường sức bền cơ sàn chậu.
Cân nhắc dịch vụ giữ trẻ
Nếu có dự định quay lại làm việc sau khi sinh xong, bạn có thể cân nhắc lựa chọn các dịch vụ chăm sóc trẻ em tại địa phương trước khi bước vào giai đoạn sinh nở.
Sắm quần áo bầu
Có thể bạn đã nhận thấy quần áo của mình không còn vừa vặn nữa, vậy thì đã đến lúc mua sắm quần áo dành cho bà bầu! Đừng quên tìm thêm các loại áo lót bầu và cho bé bú.
Tam cá nguyệt thứ 3 - tuần 27 đến khi sinh
Chuẩn bị đồ dùng cho bé trước khi sinh
Bên cạnh cũi em bé, bạn cũng có thể cần sắm xe nôi, quần áo trẻ em, tã lót và các vật dùng thiết yếu khác. Tùy vào nhu cầu, bạn có thể tìm hiểu thêm mẹo chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ bầu, nên cân nhắc mua mới hoặc mượn từ bạn bè, người thân có con đã lớn và không dùng nữa.
Mua thêm áo ngực bà bầu
Kích cỡ ngực của bà bầu sẽ tăng dần lên theo quá trình mang thai, khiến bạn không còn mặc vừa chiếc áo ngực dành cho bà bầu đầu tiên mà bạn mua. Vì vậy, bạn sẽ cần một chiếc áo mới vừa hơn vào khoảng tuần 28.
Trang bị ghế ngồi ô tô cho bé
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi phải được giữ an toàn trong lúc ngồi xe ô tô. Bạn sẽ cần một chiếc ghế ngồi ô tô cho bé khi đón mẹ và con từ bệnh viện về nhà. Vì vậy, nếu sử dụng ô tô, bố mẹ hãy trang bị chiếc ghế chuyên dụng này từ sớm.
Chuẩn bị đồ đi sinh
Mẹ bầu chuẩn bị chuyển dạ cần phải vào bệnh viện nhanh, vì vậy bạn hãy chuẩn bị đồ đi sinh sẵn sàng và chỉ việc đợi ngày khai hoa nở nhụy. Đừng quên bạn cũng cần phải sắp xếp trước đồ dùng cho bé.
Sắp xếp không gian cho bé
Nếu có thể, hãy chuẩn bị phòng em bé để sẵn sàng đón hai mẹ con từ bệnh viện về nhà.