Chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý 

Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ cần được chăm sóc dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé. Đặc biệt là trong 3 tháng giữa thai kỳ - giai đoạn thai nhi phát triển nhanh chóng về hình dạng cơ thể và cấu trúc não bộ, do đó chế độ dinh dưỡng cần được chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.

1. Vai trò của bổ sung dinh dưỡng khi mang thai

Thời kỳ mang thai thì dinh dưỡng của bé sẽ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Nguồn dinh dưỡng từ mẹ sẽ đi theo máu, qua nhau thai và đến cung cấp cho thai nhi. Nếu có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, người mẹ sẽ có sức đề kháng tốt, hạn chế việc mắc bệnh, có đủ sức khỏe để sinh con và mau chóng phục hồi sức khoẻ sau sinh, có đủ sữa cho em bé bú, có sức để chăm con.
 

Chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai có thể nói là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Bởi khi mẹ có 1 sức khỏe tốt thì em bé trong bụng mới phát triển toàn diện, không bị suy dinh dưỡng bào thai, chậm phát triển trí tuệ hay dị tật bẩm sinh trong quá trình mang thai, giảm nguy cơ sinh non nhẹ cân.
 

2. Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ

Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ sẽ có những đặc điểm riêng cũng như nhu cầu về chế độ dinh dưỡng riêng. Đối với giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, đây là giai đoạn phát triển nhanh chóng của em bé. Vì vậy mẹ cần có chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ phù hợp, bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết để cả mẹ và bé đều có sức khỏe tốt.

2.1. Nhu cầu về năng lượng và các chất cần thiết

Giai đoạn 3 tháng giữa, mẹ cần khoảng 2,200 calo/ngày. Việc cung cấp đầy đủ năng lượng cho mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai là điều cần thiết. Và đặc biệt là đối với dinh dưỡng 3 tháng giữa cho bà bầu - giai đoạn người mẹ cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng để em bé có thể phát triển tốt.
 

Chất béo: đóng góp to lớn vào việc xây dựng màng tế bào hệ thống thần kinh của thai nhi, cung cấp nguồn năng lượng và hỗ trợ thai phụ trong việc hấp thụ các vitamin tan trong dầu. Dinh dưỡng ba tháng giữa thai kỳ mẹ bầu cần bổ sung về mặt chất béo như: mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ, dầu nành, dầu mè, mỡ cá,...

Chất đạm: quan trọng trong việc hình thành bào thai, nhau thai và mô cơ thể mẹ. Chất đạm là dưỡng chất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ và cả sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi mỗi ngày. Một số thực phẩm giàu chất đạm mẹ bầu cần tăng cường như: thịt, cá, trứng, sữa và các loại đậu.

Chất xơ: khi bổ sung đầy đủ chất xơ trong quá trình mang thai sẽ giúp mẹ bầu giải quyết những vấn đề như đầy hơi, ợ nóng, táo bón, trĩ,... Mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ có thể bổ sung chất xơ từ: ngũ cốc, khoai lang, trái cây, rau xanh,..

2.2. Nhu cầu về vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất cũng là những thứ thiết yếu đóng góp vào sự phát triển của bé. Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn có nhu cầu cao về các chất dinh dưỡng cũng như các vi chất. Vì vậy, mẹ cũng cần bổ sung một số vitamin và khoáng chất cần thiết để bé được phát triển tốt nhất.

  • Vitamin D: giúp cơ thể hấp thụ canxi, photpho một cách hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ dị dạng xương ở thai nhi. Cách bổ sung vitamin D hiệu quả và đơn giản nhất đó là tắm nắng. Mỗi ngày mẹ có thể dành 1 ít thời gian vào mỗi sáng sớm hoặc chiều muộn để tắm nắng nhằm bổ sung vitamin D cho cơ thể. Bên cạnh đó, thai phụ cũng có thể bổ sung vitamin D từ cá béo, trứng, sữa, bơ,...
  • Vitamin A: trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần có 1 lượng vitamin dự trữ để bổ sung cho cơ thể. Đặc biệt là dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin A như: rau củ có màu đỏ và vàng, sữa, trứng,...
     

2.3. Nhu cầu về một số vi chất khác

Ngoài những chất dinh dưỡng cơ bản mẹ bầu phải bổ sung, thì bên cạnh đó có 1 số vi chất mẹ nên bổ sung thêm như:

  • DHA: là thành phần chính cấu tạo nên chất xám và tế bào thần kinh, chiếm tỉ lệ lớn trong võng mạc. Chính vì thế việc bổ sung DHA giúp tăng cường trí não và sức khỏe về mắt đối với thai nhi. Các thực phẩm giàu DHA mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn hàng ngày như cá hồi, cá trích, cá mòi,...
  • Axit folic: Thiếu axit folic là nguyên nhân chính gây dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh, cần cung cấp đủ acid folic cho mẹ bầu trước và trong thời gian mang thai sẽ làm giảm được khoảng 50% khuyết tật này ở trẻ.
     
  • Vitamin B12: rất quan trọng trong quá trình mang thai, giúp tái tạo năng lượng, phát triển hệ thần kinh, hỗ trợ hình thành cơ thể. Các thực phẩm như thịt, cá, gia cầm, sữa, sò, gan,... là nguồn thực phẩm giàu vitamin B12.
  • Kẽm: đối với thai nhi, kẽm duy trì tổng hợp protein cần thiết cho bé, giúp bé tăng trưởng và phát triển nhanh chóng.
  • Sắt: mẹ bầu cần bổ sung đủ sắt trong dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ để phòng tránh nguy cơ thiếu máu, gia tăng khối lượng hồng cầu trong cơ thể người mẹ để cung cấp oxy cho thai nhi phát triển.  Mẹ bầu có thể bổ sung sắt từ: ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau lá xanh, thịt lợn, thịt bò, cá ngừ, cá tuyết, cá mòi,...
  • I ốt: bổ sung đủ chất I ốt sẽ hạn chế nguy cơ sảy thai ở thai phụ hay sinh non, khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi. Mẹ bầu có thể bổ sung I ốt từ rong biển, cá biển,...
     

3. Những lưu ý về dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ

Dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ rất quan trọng nên mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ những chất dinh dưỡng cần thiết, nên tránh gì và nên dùng gì để bé phát triển tốt nhất. Sẽ có những hạn chế về mặt đồ ăn, thức uống cho các mẹ trong chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa. Tốt nhất là các mẹ phải lựa chọn chế độ ăn lành mạnh nhưng phải bổ sung đủ dưỡng chất.

Ngay cả khi mẹ ăn uống lành mạnh, mẹ cũng có thể thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng đặc biệt là DHA, axit folic và các vitamin khoáng chất cần thiết. Vì thế để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ mẹ có thể bổ sung thêm các vitamin tổng hợp thai kỳ chứa DHA giúp giảm nguy cơ thiếu hụt DHA, axit folic và các khoáng chất cần thiết khi mang thai, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Một số thực phẩm có thể chứa vi khuẩn gây hại cho mẹ và bé mẹ nên tránh ăn như:

  • Cá hoặc động vật có vỏ sống hoặc tái như sushi, hàu sống
  • Thịt sống hoặc tái, trứng sống
  • Nước trái cây hoặc sữa chưa tiệt trùng
  • Thịt nguội, hải sản hun khói, xúc xích
     

Một số đồ ăn thức uống mẹ nên hạn chế:

  • Các loại thức uống có cồn, chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá,..
  • Các loại gia vị như ớt, tiêu, tỏi,…
  • Giảm mặn với thai phụ có phù, tăng huyết áp,…

Không nên quá kiêng trong quá trình ăn uống:

  • Không nên ăn 1 vài loại thức ăn thường xuyên: cần phải thay đổi khẩu phần ăn, đa dạng món ăn để chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể được đầy đủ
  • Thay thế những loại thức ăn bị nghén bằng các loại có chứa chất dinh dưỡng tương đương

Kết luận

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về vấn đề dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ góp phần vào sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Do đó, phụ nữ mang thai cần xây dựng thực đơn hợp lý lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày.

 CH-20241112-12

(1)  Khám dinh dưỡng khi mang thai: Chăm mẹ khỏe, bảo vệ con yêu. https://yte.nghean.gov.vn/cam-nang-suc-khoe/kham-dinh-duong-khi-mang-thai-cham-me-khoe-bao-ve-con-yeu-699691

(2) Eating right during pregnancy
https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000584.htm#:~:text=For%20most%20normal%2Dweight%20pregnant,day%20during%20the%20second%20trimester

(3) Mẹ bầu nên ăn gì trong ba tháng giữa thai kỳ? https://bvquan5.medinet.gov.vn/suc-khoe-ba-me-va-phu-nu-mang-thai/me-bau-nen-an-gi-trong-ba-thang-giua-thai-ky-cmobile16933-109997.aspx. 

(4) Tầm quan trọng của chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
https://tytphuong13q11.medinet.gov.vn/chuyen-muc/tam-quan-trong-cua-cham-soc-dinh-duong-cho-phu-nu-co-thai-va-ba-me-cho-con-bu-cmobile7334-169885.aspx. 


 

Bài viết liên quan