Bà bầu thiếu máu khi mang thai: Phải làm sao
Tình trạng thiếu máu khi mang thai sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho thai nhi. Vì vậy bà bầu thiếu máu cần có những nhận định và biện pháp kịp thời để tránh việc thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi.
1. Nguyên nhân thiếu máu, thiếu sắt khi mang thai
Khi mang thai, mẹ bầu sẽ hay gặp trường hợp bị ốm nghén, mệt mỏi dẫn đến tình trạng thiếu máu. Nguyên nhân thường gặp là do ăn uống không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày. Trong chế độ ăn uống hằng ngày, mẹ bầu thiếu các chất như: sắt, axit folic, vitamin B12,... dễ gặp tình trạng thiếu máu khi mang thai.
Bên cạnh đó, thiếu máu còn đến từ nhiều nguyên nhân như: di truyền, tán huyết miễn dịch, suy tủy xương, suy thận mạn, nhiễm độc chì,....
Tuy nhiên, các mẹ bầu cần thực hiện các cuộc xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất. Với những bà bầu thiếu máu, trong xét nghiệm công thức máu sẽ thấy hemoglobin (Hb) ( sắc tố trong tế bào hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy đến các mô và cơ quan) dưới 10.5g/dl, serum ferritin dưới 30g/dl, độ bão hòa transferrin dưới 20%.
3. Vì sao phụ nữ mang thai cần phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt
Đối với bà bầu, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao nhằm đáp ứng cho sự phát triển của bào thai, nhau thai và tăng khối lượng hồng cầu ở mẹ.
Sắt tham gia vào quá trình tạo ra huyết sắc tố hemoglobin. Với những phụ nữ có thai, việc bổ sung sắt giúp tạo thêm máu cho cả mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, sắt cũng là yếu tố cần thiết để đảm bảo quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể và chuyển qua nhau thai đến em bé.
Trong khi mang thai, tim của mẹ phải hoạt động nhiều hơn bình thường để cung cấp máu nuôi dưỡng thai nhi. Kéo theo đó là thể tích máu tăng thêm 30 - 50% so bình thường. Với sự tăng lên này, cơ thể cần nạp thêm lượng sắt và axit folic cho bà bầu để tạo ra nhiều máu hơn. Khi thiếu đi lượng sắt này, lượng oxy cung cấp đến các tế bào và các cơ quan bị giảm, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
4. Các thực phẩm cải thiện tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu
Như đã nói ở trên, tình trạng thiếu máu thường xảy ra do chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ chất, vì vậy mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm dưới đây vào chế độ dinh dưỡng khi mang thai để tránh tình trạng thiếu máu:
4.1 Trứng gà
Lòng đỏ trứng gà cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng như canxi, photpho, protein, sắt, vitamin và các chất khoáng có lợi đối với sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe mẹ bầu. Đặc biệt các chất dinh dưỡng đều tập trung ở lòng đỏ như vitamin B1, B6, A, D, K rất tốt cho mẹ bầu. Vì vậy, mỗi tuần mẹ bầu nên ăn từ 3 - 4 quả.
4.2 Thịt bò và thịt gà
Trong mỗi phần thịt bò có chứa khoảng 2.5 - 3 mg sắt, phần nạc thịt bò thường giàu sắc hơn so với gân. Sắt từ thịt bò là sắt động vật - cơ thể mẹ bầu dễ hấp thụ hơn. Bên cạnh đó, trong khoảng 200g thịt gà có chứa khoảng 1.5mg sắt, ăn thịt gà khi mang thai cũng tương tự như thịt bò, bà bầu cần nấu chín kĩ tránh những vi khuẩn gây nguy hiểm đến sức khỏe.
4.3 Cá hồi
Cá hồi cũng là một trong những thực phẩm giàu sắt, trong khoảng 220g cá hồi sẽ chứa khoảng 1.6mg sắt. Ngoài ra, cá hồi còn có chứa axit béo omega-3 cùng các chất dinh dưỡng khác giúp cho thai kỳ khỏe mạnh. Mỗi tuần, mẹ bầu nên 2- 3 lần cá để bổ sung sắt cũng như protein cho cơ thể.
4.4 Rau bina và bông cải xanh
Các loại rau luôn mang đến những tác dụng tốt cho bà bầu, đặc biệt khi bà bầu bị thiếu máu, việc ăn các loại rau như rau bina và bông cải xanh sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu. Trong ½ bát rau bina nấu chín có chứa 3.2mg sắt cùng nhiều dưỡng chất có lợi khác như folate, vitamin C và canxi. Bông cải xanh không chỉ chứa hàm lượng sắt thì chúng còn chứa lượng vitamin C khổng lồ để cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
Kết luận
Qua bài viết này của Elevit, chắc hẳn các mẹ bầu đã hiểu được tình trạng thiếu máu khá phổ biến ở bà bầu, chúng mang đến những tác động xấu cho cả mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy bà bầu cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình, cũng như nhờ sự hỗ trợ từ các chuyên gia dinh dưỡng hay các y bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh.