Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mất ngủ là nỗi lo lắng của không ít người, đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai. Việc mất ngủ có thể trở nên trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi. Vậy làm sao để tránh và chữa trị chứng mất ngủ ở mẹ bầu. Trong bài viết này, Elevit sẽ giải đáp các thắc mắc mà mẹ bầu đang gặp đối với chứng mất ngủ.

1.Vì sao mẹ bầu mất ngủ

Vậy những nguyên nhân nào khiến cho mẹ bầu bị mất ngủ, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu:

Bạn có biết?

1.1 Lo âu và căng thẳng

Tin chắc rằng tất cả các mẹ bầu đang luôn lo lắng về bản thân và cả sự phát triển của thai nhi trong bụng, hay cũng có thể là các vấn đề khác như tình cảm vợ chồng, tài chính gia đình,.... Những sự lo âu trên đã gây nên tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu nhất là khi mẹ bầu nghĩ về chúng trước khi ngủ.

1.2 Các vấn đề về hệ tiêu hóa

Khi thai nhi ngày càng lớn lên sẽ gây nên tình trạng chèn ép vào dạ dày, khiến thức ăn bị đẩy trào ngược lên thực quản. Đồng thời, lúc mang thai, hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động kém đi nhiều vì vậy khiến cho thức ăn lưu lại trong dạ dày và ruột lâu hơn, gây nên các chứng khó tiêu, ợ chua và táo bón. Những tình trạng trên sẽ dần trở nên nghiêm trọng vào các tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi đủ lớn, lực chèn ép ngày càng lớn lên dạ dày, ruột non và ruột già.

1.3 Tư thế ngủ không phù hợp

Khi mang thai, bụng mẹ bầu ngày càng lớn, sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó khăn khi nằm sấp hay nằm ngửa, mẹ bầu chỉ có thể nằm nghiêng. Theo nghiên cứu thì việc nằm nghiêng về phía bên trái sẽ giúp máu lưu thông đến thai nhi tốt hơn. Tuy nhiên không ít mẹ bầu cảm thấy không quen với việc nằm nghiêng vì vậy đây cũng là yếu tố góp phần dẫn đến tình trạng khó ngủ của mẹ bầu.

1.4 Vấn đề về hệ hô hấp

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, các hormon trong cơ thể mẹ bầu bị thay đổi tác động đến hơi thở của mẹ bầu, khiến mẹ bầu thở chậm, sâu và khó khăn hơn. Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, tình trạng càng nặng hơn khi dạ con chiếm chỗ và ép lên cơ hoành khiến cử động của cơ hoành giảm bớt nên thai phụ càng phải thở sâu, thở nhiều hơn để lấy thêm khí O2, đồng nghĩa với việc mẹ bầu cũng sẽ tạo ra nhiều khí CO2 hơn bình thường. Nồng độ CO2 thấp trong máu làm mẹ bầu cần tăng nhịp thở gây khó chịu ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt và ngủ nghỉ.

1.5 Tiểu đêm

Quá trình mang thai, thận của mẹ bầu phải làm việc nhiều hơn 30-50% so với bình thường, đồng thời việc thai nhi chèn ép bàng quang sẽ khiến mẹ bầu đi vệ sinh nhiều hơn, thường xuyên hơn gây nên tình trạng mất ngủ của mẹ bầu.

1.6 Đau lưng và chuột rút

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng bị chuột rút ở đùi, bắp chân thậm chí là những cơn đau chuột rút kéo dài trong đêm khiến mẹ bầu khó chịu không thể ngủ được. Tình trạng trên phổ biến vào giai đoạn cuối thai kỳ. Bên cạnh đó mẹ bầu cũng dần gặp các tình trạng đau lưng khi sức nặng của em bé ngày càng lớn cũng khiến mẹ bầu mất ngủ.

1.7 Thiếu vitamin và khoáng chất

Ngoài các nguyên nhân trên, việc mẹ bầu bị thiếu các loại vitamin và các khoáng chất cần thiết cũng khiến cho cơ thể khó đi vào giấc ngủ chất lượng. Ví dụ, thiếu vitamin D có liên quan đến nguy cơ rối loạn giấc ngủ cao hơn bao gồm chất lượng giấc ngủ kém, thời gian ngủ ngắn và thường có cảm giác buồn ngủ. Thiếu vitamin C cũng đã được chứng minh có ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bên cạnh đó, trong giai đoạn thai kỳ, việc thiếu dưỡng chất sẽ ảnh hưởng đến không chỉ giấc ngủ của mẹ mà còn có tác động bất lợi lên sức khỏe chung của bà mẹ và thai nhi.

2. Mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và thai nhi

Việc mẹ bầu mất ngủ sẽ làm thay đổi sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt với các mẹ bầu bị chứng ngủ rũ sẽ dễ bị tăng cân nhiều hơn trong thai kỳ, khiến mẹ bầu có nguy cơ bị rối loạn dung nạp glucose và thiếu máu.

3. Mẹ bầu mất ngủ phải làm sao

Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng việc mẹ bầu mất ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như của thai nhi. Vì vậy cần có những biện pháp giúp ngăn tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên với các mẹ bầu việc sử dụng thuốc ngủ sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi. Chúng tôi khuyến khích các mẹ bầu sử dụng các biện pháp không dùng thuốc ngủ để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một vài gợi ý giúp mẹ bầu chữa trị chứng mất ngủ khó ngủ:

  • Hạn chế ngủ nhiều vào ban ngày
  • Tránh ăn vào tối muộn
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử gần giờ đi ngủ
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cafe và thuốc lá
  • Tập thể dục cho bà bầu: yoga, thiền,....

4. Vai trò của vitamin cho mẹ bầu thiếu ngủ

Như đã nói ở trên, việc thiếu các loại vitamin và khoáng chất như vitamin C và D cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vì vậy mẹ bầu cần chú trọng việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C và D hay các axit amin, để tránh gây rối loạn giấc ngủ, đồng thời cung cấp các vitamin và khoáng chất đầy đủ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của mẹ bầu và thai nhi. Trên thị trường hiện có không ít các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe cung cấp vitamin dưới dạng tổng hợp hoặc đơn chất. Các vitamin tổng hợp ngoài việc cung cấp vitamin C và D thì còn cung cấp Axit folic, Canxi, Sắt, các vitamin và khoáng chất cần thiết khác trong suốt thai kỳ.

Kết luận

Qua bài viết trên, mẹ bầu có lẽ đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc ngủ đủ giấc đối với bản thân cũng như thai nhi. Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ tùy thuộc vào mỗi người. Mẹ bầu cần tự tìm hiểu cũng như tham khảo ý kiến của các y bác sĩ để có được sự điều trị tốt nhất.

Bài viết liên quan