Skip to main content
Home
Elevit_button_2160x2160-2
  • Sản phẩm
    • Vitamin tổng hợp cho bà bầu
  • Kế hoạch sinh con
    • Ăn gì dễ thụ thai
    • Thực phẩm giúp tinh trùng khỏe mạnh: Bạn đã biết?
    • Thời điểm quan hệ dễ thụ thai nhất
    • Mẹo hay giúp tăng khả năng thụ thai dễ dàng hơn
    • Quan hệ khi nào dễ có thai
    • Cẩm nang tiền mang thai
    • Những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai cùng Elevit
    • Khi nào nên ngưng dùng thuốc tránh thai
    • Tất tần tật về các dấu hiệu mang thai sớm
    • Cách sử dụng que thử thai tại nhà chính xác: Bạn đã biết chưa?
    • Hướng dẫn bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách?
    • Những điều bạn cần biết về tiền sản giật
    • Căng thẳng và mang thai
    • Sinh tại nhà hay sinh tại bệnh viện?
  • Quá trình mang thai
    • Cẩm nang mang thai
    • Ăn gì khi mang thai
    • Stress khi mang thai: Làm sao để vượt qua?
    • Chia sẻ kinh nghiệm khám thai lần đầu cho mẹ bầu
    • Tập thể dục khi mang thai
    • Thể dục cho mẹ bầu ở các giai đoạn thai kỳ
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho mẹ bầu thế nào mới đúng cách?
    • Lợi ích của vitamin đối với thai nhi
    • Những điều bạn cần biết về ốm nghén
    • Những cột mốc khám và siêu âm thai các mẹ cần lưu ý
    • Tam cá nguyệt và những điều cần lưu ý khi mang thai
    • Những điều cần biết về đái tháo đường thai kỳ
    • Những điều quan trọng bạn cần biết khi mang thai lần đầu
    • Những thay đổi của cơ thể khi mang thai
    • Quan hệ khi mang thai
    • Nhật ký mang thai
    • Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
    • Vì sao đi tiểu nhiều lần khi mang thai? Cách khắc phục hiệu quả
    • Lời khuyên giúp mẹ bầu chuẩn bị tâm lý trước khi sinh
    • Mẹo chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ bầu
    • Bà bầu thiếu máu khi mang thai: Phải làm sao
    • Kinh nghiệm uống vitamin tổng hợp cho bà bầu đúng cách
    • Những điều mẹ bầu cần lưu ý về dị tật ống thần kinh
  • Mẹ và bé
    • Lần đầu làm bố mẹ
    • Nên và không nên uống gì trong giai đoạn trước khi mang thai?
    • Chăm sóc sau sinh
    • Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và những điều mẹ chưa biết
    • Chế độ ăn uống trong thời gian cho con bú
    • Bí quyết nuôi con bằng sữa mẹ
    • Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm
    • Ăn gì để não bé phát triển tốt? Top 8 thực phẩm mẹ cần biết
  • Dinh dưỡng
    • Bổ sung acid folic trước khi mang thai chuẩn khoa học
    • Bổ sung vitamin tổng hợp cho mẹ bầu thế nào mới đúng cách?
    • Lợi ích của vitamin đối với thai nhi
    • Ăn gì khi mang thai
    • Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi trong bụng mẹ?
    • Tại sao cần bổ sung I-ốt cho phụ nữ mang thai
    • Bí quyết dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ
    • Nguyên tắc vàng khi xây dựng dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa
    • Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để con chào đời khỏe mạnh
    • Vì sao cần bổ sung vitamin cho mẹ sau sinh?
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh như thế nào là khoa học?
    • 3 tháng đầu mẹ bầu có nên uống canxi không?
    • Hướng dẫn bổ sung axit folic cho bà bầu đúng cách
  • Câu hỏi thường gặp
  • Địa chỉ mua hàng
Bayer Cross Logo

 

Chia sẻ kinh nghiệm khám thai lần đầu cho mẹ bầu

Mẹ bầu lần đầu khám thai sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ. Đừng lo, những kinh nghiệm khám thai lần đầu sẽ được Elevit bật mí tất tần tật trong bài viết dưới đây.

Việc chăm sóc tốt sức khoẻ khi mang thai sẽ giúp cho bé có một khởi đầu hoàn hảo trước khi chào đời. Chính vì vậy, thời gian khám thai lần đầu rất quan trọng đối với người mẹ cũng như thai nhi. Tuy nhiên không phải ai cũng biết các lưu ý khi đi khám thai để chuẩn bị cho mình tâm lý. Sau đây là những kinh nghiệm cho các mẹ lần đầu khám thai.

1. Thời điểm nên khám thai lần đầu là khi nào?

Hiện nay, việc khám thai trở nên đơn giản và phổ biến hơn nhờ vào sự phát triển của y học hiện đại. Tuy nhiên, điều quan trọng là không phải mẹ bầu nào cũng có sẵn kinh nghiệm xác định thời gian khám thai lần đầu cho hợp lý.

Trong hai tuần đầu, sau khi thu thai thành công, trứng sẽ ở lại trong vòi tử cung khoảng 48 giờ và thực hiện các hoạt động phân bào. Sau khoảng từ 3 đến 4 ngày tiếp theo hợp tử sẽ di chuyển vào tử cung, sau đó phôi tự do trong tử cung 2 - 3 ngày và làm tổ ở đó. Khi nghi ngờ hoặc đã nhận biết mình có thai, mẹ nên đến khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa sản. Mỗi lần khám thai tương ứng với mỗi tuổi thai đều có mục đích chuyên biệt khác nhau. Ví dụ như siêu âm thai lần đầu sẽ là xác định xem mẹ có thai thực sự hay không, đơn thai hay đa thai, thai trong hay thai ngoài tử cung và mẹ có kèm theo các vấn đề gì khác thường hay không,..

Mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý thoải mái để tránh các dấu hiệu stress khi mang bầu ở các tháng đầu thai kì nhé.

2. Mẹ bầu sẽ khám gì ở lần đầu khám thai?

Khám thai lần đầu tiên là bước khởi đầu quan trọng trong suốt quá trình mang thai. Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết tiền sử sức khoẻ của người mẹ, kiểm tra tình hình sức khoẻ hiện tại và làm các xét nghiệm cần thiết. 

Quá trình khám thai lần đầu bao gồm 5 trình tự căn bản không thể thiếu:

a. Hỏi đáp về tiền sử bệnh và sức khoẻ của mẹ

Nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất cho quá trình khám thai lần đầu cũng như ở những lần khám thai tiếp theo, mẹ cần phải cung cấp chi tiết về tiền sử bệnh cũng như sức khoẻ của mình để bác sĩ nắm rõ. Với bước này, mẹ bầu cần chuẩn bị trả lời câu hỏi cho về các vấn đề sau:

  • Tiền sử đau ốm của mẹ
  • Bệnh mãn tính mà mẹ mắc phải (nếu có).
  • Các loại thuốc mẹ thường sử dụng hoặc đang sử dụng không?
  • Mẹ đã từng phẫu thuật chưa, nếu có rồi thì vào thời gian nào?
  • Có tiền sử dị ứng hay không?
  • Có gặp vấn đề về sinh sản hay bị bệnh di truyền của gia đình không?
  • Thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng trước đây và hiện tại của mẹ thế nào?
  • Mẹ có sử dụng chất gây nghiện hoặc chất kích thích như thuốc lá, bia rượu,... hay không?
  • Tiền sử mang thai những lần trước đó (nếu có).

Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ đánh giá cũng như dự đoán các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai của mẹ. Vì thế, mẹ cần mang theo sổ khám bệnh cũng như chuẩn bị câu trả lời trước khi đi khám thai lần đầu tiên.

b. Hỏi về lần mang thai

Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra chung để xác nhận tình trạng mang thai của mẹ thông qua các câu hỏi như: Lần cuối có kinh nguyệt là khi nào? Các biểu hiện mang thai của mẹ là gì?

c. Khám chi tiết về tình trạng sức khoẻ hiện tại

Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tình hình sức khoẻ của mẹ bầu, cụ thể là:

  • Kiểm tra hệ tim mạch, hô hấp, bầu ngực và khoang bụng.
  • Đo huyết áp, dùng làm cơ sở để so sánh với những lần khám thai về sau. 
  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao. 
  • Một số trường hợp, mẹ sẽ được kiểm tra kỹ hơn về cơ quan sinh sản và vùng xương chậu

d. Thực hiện một số xét nghiệm cần thiết

Tuỳ vào từng cơ sở y tế mà mẹ có thể phải thực hiện các xét nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, các xét nghiệm căn bản của một mẹ bầu trong khám thai lần đầu bao giờ cũng gồm một hoặc nhiều xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nhóm máu và mức độ thiếu máu của mẹ, xét nghiệm beta HCG
  • Siêu âm 
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm để kiểm tra về khả năng mức độ lây nhiễm các căn bệnh lây qua đường tình dục như AIDS, viêm gan B,...

Những mẹ bầu có nguy cơ bị đái tháo đường hoặc đang mắc đái tháo đường sẽ phải xét nghiệm thêm về đường huyết.

e. Bác sĩ giải đáp thắc mắc của mẹ bầu

Nếu mẹ bầu có những thắc mắc cần được tư vấn có thể trao đổi với bác sĩ trong lần khám thai đầu tiên này. Do đó, mẹ hãy ghi lại các câu hỏi, hiện tượng hay những băn khoăn trong quá trình mang thai để được các bác sĩ tư vấn. Điều này sẽ giúp mẹ có thể yên tâm và không bị stress khi mang bầu hoặc có thể chuẩn bị chế độ ăn uống 3 tháng đầu thai kỳ tốt nhất cho bé.

3. Những lưu ý cần nhớ khi đi khám thai lần đầu

Ngoài việc chú ý đến thời gian, mẹ bầu cũng cần lưu ý đến một số điều sau đây khi đi khám thai lần đầu:

  • Cần lựa chọn bác sĩ hoặc những cơ sở y tế uy tín để các bước khám thai lần đầu diễn ra đúng quy trình, an toàn và đạt hiệu quả cao.
  • Nên uống nhiều nước khoảng 1 tiếng trước khi siêu âm thai để bác sĩ siêu âm quan sát. Thai nhi dễ dàng hơn
  • Nên chuẩn bị trước những thắc mắc của bản thân bằng cách liệt kê ra giấy hoặc ghi chú lại để được giải đáp tốt nhất từ bác sĩ.
  • Lưu ý giữ lại kết quả khám thai lần đầu tiên để làm cơ sở chẩn đoán và theo dõi cho những lần khám thai sau.
  • Trong lần khám thai khám đầu tiên, bác sĩ sẽ lập kế hoạch khám thai định kỳ cho mẹ, tư vấn chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân, thể dục thể thao và sinh hoạt vợ chồng, cũng như hướng dẫn sử dụng các loại thuốc, vitamin tổng hợp thai kỳ cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
  • Đặc biệt, trong trường hợp thai phụ có các bệnh lý kèm theo hoặc tình trạng thai nhi qua việc đánh giá bằng hình ảnh siêu âm thai không được khả quan thì việc theo dõi và điều trị ngay từ đầu là vô cùng cần thiết và ý nghĩa cho người mẹ.

Khi đã xác định có thai thì trong 3 tháng đầu, thai phụ nên chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng bởi đây là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp, tốt cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu rất dễ sảy thai, những thai phụ có tiền sử sảy thai, sinh non cần hết sức thận trọng trong giai đoạn này.

Ngoài ra, 3 tháng đầu còn là thời điểm thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh cho bé chính xác nhất, sớm phát hiện dị tật bẩm sinh như bệnh Down. Vì vậy, lựa chọn địa chỉ chăm sóc thai sản và siêu âm thai hết sức quan trọng. Hiệu quả của phương pháp siêu âm chẩn đoán dị tật thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào trình độ bác sĩ, trang thiết bị hiện đại.

4. Khám thai lần đầu ở đâu là tốt?

Việc mang thai và sinh con khỏe mạnh là mục tiêu mà bất kỳ gia đình nào cũng mong muốn và hướng đến. Do đó, các bà mẹ cần trang bị kĩ các kiến thức về sinh sản, đặc biệt là ở lần khám thai đầu tiên.

Đặc biệt những phụ nữ trẻ, phụ nữ lần đầu mang thai không cần quá lo lắng. Sau khi khám thai lần đầu hãy ghi nhớ và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi. Việc khám thai định kỳ cũng vô cùng quan trọng để theo dõi sát những thay đổi của thai cũng như kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp bất thường.

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Bà bầu nên hạn chế đi lại nhiều, làm các việc nặng. Để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé, ngoài việc khám thai định kỳ, bạn cần chú ý:

  • Hiểu rõ dấu hiệu sớm khi mang thai, ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ.
  • Khám thai lần đầu kịp thời, đúng và đủ, tránh khám quá sớm/ quá muộn.
  • Sàng lọc dị tật thai nhi tuần thứ 12 phát hiện những dị tật thai nhi nguy hiểm để có thể can thiệp sớm nếu cần thiết.
  • Phân biệt chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để can thiệp giữ thai kịp thời.
  • Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh những rủi ro nguy hiểm trước và trong khi sinh.

L.VN.MKT.05.2021.1437

Bài viết liên quan:

Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để con chào đời khỏe mạnh

Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để con chào đời khỏe mạnh

Dinh dưỡng 3 tháng cuối rất quan trọng để chuẩn bị đón bé con chào đời. Do đó, bà bầu ăn gì trong 3 tháng cuối được rất nhiều mẹ quan tâm. Hãy cùng Elevit tìm hiểu nhé.

Tìm hiểu thêm
dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

Nguyên tắc vàng khi xây dựng Nguyên tắc vàng khi xây dựng dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

Tìm hiểu thêm
Thể dục cho mẹ bầu - Teaser Image

Thể dục cho mẹ bầu ở các giai đoạn thai kỳ

Tìm hiểu thêm
khám và siêu âm thai

khám và siêu âm thai

Tìm hiểu thêm
Bổ sung vitamin tổng hợp cho mẹ bầu thế nào mới đúng cách?

Bổ sung vitamin tổng hợp cho mẹ bầu thế nào mới đúng cách?

Bổ sung vitamin tổng hợp cho mẹ bầu thế nào mới đúng cách? Không phải ai cũng biết, trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp hết các thắc mắc của bạn.

Tìm hiểu thêm
chế độ dinh dưỡng sau sinh

Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh như thế nào là khoa học?

Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh là rất quan trọng đặc biệt trong giai đoạn cho con bú? Mẹ sau sinh nên ăn bao nhiêu? Mẹ cần tránh những gì? Chế độ dinh dưỡng sau sinh như nào là hợp lý? Cùng Elevit tìm câu trả lời nhé.

Tìm hiểu thêm
Hướng dẫn bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách?

Hướng dẫn bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách?

Việc bổ sung sắt và canxi cho bà bầu là cần thiết, nhưng bổ sung như nào cho đúng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết đến các mẹ bầu.

Tìm hiểu thêm
Mang thai lần đầu

Những điều quan trọng bạn cần biết khi mang thai lần đầu

Tìm hiểu thêm
Vì sao cần bổ sung vitamin cho mẹ sau sinh?

Vì sao cần bổ sung vitamin cho mẹ sau sinh?

Việc bổ sung vitamin cho mẹ sau sinh rất quan trọng, mẹ sau sinh không nên sử dụng các thực phẩm chức năng hay vitamin tổng hợp một cách vô tội vạ. Để bổ sung vitamin cho phụ nữ sau sinh đúng cách cần tìm hiểu kỹ về các loại vitamin, nên uống viatmin vào lúc nào, liều lượng bao nhiêu và thành phần nào có trong viên vitamin tổng hợp?

Tìm hiểu thêm

Mua Hàng

Home
  • Sản phẩm
    • Đăng nhập hành trình
      của tôi
    • Máy tính rụng trứng
  • Kế hoạch sinh con
    • Mẹ và bé
  • Quá trình mang thai
    • Lịch mang thai

Tác dụng : Bổ sung acid folic, sắt và các vitamin, khoáng chất cần thiết cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai và cho con bú, hỗ trợ tăng cường sức khoẻ, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu hụt vitamin và khoáng chất, hỗ trợ thai kỳ khoẻ mạnh.Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.Đối tượng : Phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai và cho con bú. Cách dùng : Mỗi ngày uống 1 viên. Khuyến cáo : Không uống quá lượng so với hướng dẫn. Nên uống ít nhất 1 tháng trước khi mang bầu.Nhà sản xuất : Delpharm Gaillard - 33 rue de I’Industrie, Gaillard, 74240, Pháp. Thương nhân nhập khẩu và chịu trách nhiệm về sản phẩm : Công ty TNHH Bayer Việt Nam - Lô 118/4, KCN Long Bình (Amata), Phường Long Bình, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. 

© 2020 Toàn bộ bản quyền thuộc Bayer. Mọi quyền được bảo lưu trừ khi có chỉ định khác. Tất cả các nhãn hiệu thương mại đều thuộc sở hữu của Bayer và các chi nhánh của Bayer hoặc được sử dụng theo giấy phép.

SỬ DỤNG SẢN PHẨM THEO CHỈ DẪN

DA THONG
  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
  • Dữ liệu xuất bản
  • Tham khảo
  • Sitemap
  • Chính Sách Bảo Mật Thông Tin
  • L.VN.MKT.11.2020.1329


Luôn đọc nhãn. Làm theo hướng dẫn sử dụng. Bổ sung vitamin và khoáng chất không thể thay thế cho một chế độ ăn uống cân bằng. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục, hãy tham khảo ý kiến ​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn. Nếu bạn sinh con bị khuyết tật ống thần kinh / nứt đốt sống, hãy tìm lời khuyên y tế cụ thể.