Bí quyết dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần bổ sung như thế nào là hợp lý trong giai đoạn vàng khi thai nhi hình thành và phát triển. Hãy cùng Elevit khám phá mẹ nhé!

Mẹ có biết những tuần đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn vàng cho sự hình thành và phát triển các cơ quan và bộ phận của bé con. Vì vậy mà 3 tháng đầu thai kỳ là khởi đầu quan trọng để mẹ nuôi dưỡng sự hình thành và phát triển cho thai nhi. Để cơ thể có thể duy trì tốt thai kỳ, mẹ bầu hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu hợp lý và đầy đủ. Vậy bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?

Bạn có biết?

Nếu mẹ bầu bị thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khiến thai nhi không được cung cấp chất để phát triển. Điều này có thể dẫn đến các nguy cơ cho cả mẹ và con như suy dinh dưỡng, thiếu máu, đề kháng kèm, nghiêm trọng hơn có thể gặp các dị tật, ,... Vì thế mà, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần được chú trọng đặc biệt. Vì vậy cần kết hợp bổ sung dinh dưỡng và viên uống tổng hợp cho bà bầu như Elevit trong 3 tháng đầu thai kỳ để mẹ và bé có sức khỏe tốt nhất. 

Nên bổ sung gì trong dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ?

Trong quá trình tìm hiểu cần chuẩn bị gì trước khi mang thai, mẹ thường băn khoăn làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu để thai nhi được hình thành và phát triển tốt trong bụng mẹ? Giai đoạn này mẹ bầu cần bổ sung những loại dưỡng chất thiết yếu nào? Dưới đây là một số hướng dẫn về nhu cầu vi chất dinh dưỡng giúp bạn thiết lập chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu hợp lý.

  • Acid Folic

Khi đi khám, mẹ bầu sẽ thường được bác sĩ khuyên cần cung cấp lượng axit folic vừa đủ trong dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Acid folic có vai trò quan trọng trong thai kỳ, đặc biệt trong những tuần đầu tiên. Thiếu acid folic có liên quan đến dị tật ống thần kinh ở trẻ. Vì thế mà mẹ bầu cần kết hợp các bữa ăn với các loại thực phẩm giàu axit folic như rau màu xanh thẫm: cải xanh, cải bó xôi, rau muống, súp lơ xanh cùng những loại hạt,...

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, acid folic dễ bị phá hủy trong quá trình chế biến. Và nhiều mẹ bầu cảm thấy căng thẳng khi mang thai, khiến việc hấp thu các vi chất dinh dưỡng không đạt hiệu quả. Do đó, phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng thêm viên uống cung cấp axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.

Nguồn tham khảo: Trung Tâm Y Tế Quận 6 - Khoa Dược. Nhu cầu dinh dưỡng vitamin và khoáng chất cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú. Accessed June 15, 2021. 

  • Sắt

Vì sao khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần bổ sung sắt cho bà bầu? Trong giai đoạn thai kỳ, nhu cầu về sắt của mẹ bầu sẽ tăng lên do thể tích máu của mẹ bầu tăng cao. Theo các chuyên gia, lượng bổ sung sắt cho bà bầu cần thiết ít nhất là khoảng 30 gram sắt mỗi ngày. Một số loại thực phẩm chứa sắt mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn như các loại thịt màu đỏ, rau xanh và các loại hạt,... Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung sắt với các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu. Mẹ bầu đừng  nên ăn kết hợp những thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước để phòng ngừa táo bón nhé.

Nguồn tham khảo:

  1. Trạm y tế phường Tây Thạnh. Bổ sung viên sắt cho mẹ bầu đúng cách. Accessed August 9th, 2021.
  2. Sở y tế thành phố Hà Nội. Bổ sung sắt cho bà bầu cần lưu ý những gì? Accessed August 9th, 2021.
  • Bổ sung canxi

Trong quá trình cung cấp dinh dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu, canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ vì canxi giúp hình thành hệ xương khớp xương, răng vững chắc cho thai nhi và hỗ trợ hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ bầu. Nếu mẹ bầu không nạp đủ hàm lượng canxi trong giai đoạn này có thể dẫn đến tình trạng đau nhức xương và thai nhi có nguy cơ còi xương khi chào đời.

Vì vậy, bạn cần chú ý bổ sung canxi trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu với lượng được khuyến cáo khoảng 1000 đến 1300mg. Với bà bầu ở những khu vực tiêu thụ ít canci, WHO khuyến nghị cần tiêu thụ 1,5g – 2,0g canxi mỗi ngày.  Để phòng tiền sản giật. Mẹ bầu có thể tìm đến các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, các chế phẩm từ sữa, cá, tôm, cua và các loại rau xanh,...

Nguồn tham khảo: WHO. Calcium supplementation during pregnancy to reduce the risk of pre-eclampsia. Assessed June 15, 2021.

  • Bổ sung itamin D

Để canxi được cơ thể hấp thụ tốt, mẹ bầu cần bổ sung thêm vitamin D với hàm lượng trung bình khoảng 800IU mỗi ngày theo khuyến cáo của Bộ y tế. Vitamin D sẽ giúp gia tăng hiệu quả hấp thu canxi vào răng và xương cho cả mẹ và bé, đồng thời giảm nguy cơ trẻ còi xương trong bụng mẹ.

Để bổ sung vitamin D trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu, ngoài việc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D như cá, sò, trứng cá, ngũ cốc,... mẹ bầu hoàn toàn có thể lựa chọn phương pháp tắm nắng sớm tự nhiên nhằm góp phần hỗ trợ phát triển hệ xương cho thai nhi cũng như hỗ trợ hấp thu canxi tốt hơn.

Nguồn tham khảo: National Center for Biotechnology Information, U.S. National Library of Medicine. Vitamin D supplementation in pregnancy. Assessed June 15, 2021.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Để cơ thể có đầy đủ dưỡng chất nhằm duy trì tốt sức khỏe mẹ và thai thi, đòi hỏi bạn phải xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu với một số hàm lượng dưỡng chất cao hơn bình thường. Trong mỗi tháng, thai nhi sẽ có những sự thay đổi khác nhau nên mẹ bầu cũng có sự khác biệt nho nhỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Vậy chế độ ăn uống cụ thể cho từng tháng như thế nào là hợp lý, cần bổ sung các loại thực phẩm thiết yếu nào trong dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu?

Mẹ bầu thường phải đối mặt với những thay đổi trong cơ thể và có những biểu hiện ốm nghén như buồn nôn, bụng thường xuyên bị khó chịu,... do sự thay đổi trong lượng hormone nội tiết tố của cơ thể tăng cao. Tình trạng này có thể khiến bạn không cung cấp đủ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu. Để cải thiện sức khỏe và tránh trường hợp thiếu chất, mẹ bầu cần thêm những loại thực phẩm dưới đây.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: 

  • Nhóm chất bột: gạo, mì, sắn, ngô, khoai,... 
  • Nhóm chất béo: dầu, mỡ, vừng, lạc... 
  • Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ: Một số loại quả như cam, quýt giàu vitamin C và các loại ngũ cốc nguyên hạt như hạnh nhân, óc chó, đậu phộng, hạt macca là thành phần quan trọng trong khẩu phần ăn cho mẹ bầu giai đoạn này. Ngoài ra, để chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu đủ chất, mẹ nên ăn thường xuyên các loại rau như rau chân vịt, cải chíp, cải bó xôi, cải Brussels, bông cải xanh,... các loại củ như măng tây, khoai lang, khoai tây, cà rốt, bí đỏ và củ dền cũng rất tốt cho mẹ bầu giai đoạn này. 
  • Nhóm chất đạm: các loại thực phẩm giàu protein có thể bổ sung chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu như thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ… với lượng khuyến nghị từ 85 - 90 gram protein mỗi ngày. Đây cũng là nhóm thực phẩm nhằm hỗ trợ sản sinh các lượng máu cung cấp đủ cho mẹ và thai nhi cũng như giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu, mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm mới có thai nên kiêng gì để tránh những loại thực phẩm không tốt cho thai kỳ.

Bạn có biết?

Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu, nhóm chất bột là nguồn cung cấp năng lượng chính, do đó bạn nên ưu tiên nhưng cũng cần có tỷ lệ cân đối với các nhóm khác để tránh những tác hại cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Lượng kcal trung bình mà mẹ bầu cần cung cấp cho cơ thể là là 2.550kcal/ngày, cao hơn người bình thường 350kcal/ngày. Vì vậy, khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu, bạn cần lưu ý thêm vào thực đơn 1 - 2 bát cơm.

Bên cạnh khẩu phần ăn cân đối giữa chất bột, chất đạm, chất béo, mẹ bầu cần bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.

Để tăng cường bổ sung lượng canxi cần thiết cho thai nhi, tránh còi xương hay tình trạng loãng xương ở trẻ, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa sẽ rất cần thiết cho mẹ bầu vào thời điểm thích hợp trong ngày là buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ nhé.

Đồng thời, để việc cung cấp dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu được hoàn thiện, phụ nữ mang thai lúc này cần đảm bảo bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể khoảng 1,5-2 lít mỗi ngày. Mẹ bầu nên tránh sử dụng các loại nước giải khát có lượng đường cao và giảm lượng gia vị nêm trong thức ăn dầu, tỏi, dấm, ớt, hạt tiêu,...  

Các lưu ý ăn uống giúp mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ khó tránh khỏi việc bị ốm nghén làm mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn từ đó gây nên ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mình và cả thai nhi. Để mẹ bầu và thi nhi luôn khỏe mạnh, mẹ bầu nên:

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn để không bị đói cũng như giảm triệu chứng của ốm nghén
  • Ăn các đồ mềm, dễ tiêu hóa và đảm bảo vệ sinh
  • Mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc và nước hoa quả
  • Bữa phụ nên ăn nhiều loại trái cây, bánh sữa phong phú cho thực đơn của mình
  • Tập thể dục nhẹ nhàng giúp tiêu hóa tốt, ăn ngon và giảm ốm nghén

Lời kết

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu trong từng tháng sẽ có đôi chút khác biệt nhưng không đáng kể. Để đáp ứng phù hợp sự thay đổi trong nhu cầu dưỡng chất của thai nhi, mẹ bầu vẫn lưu ý kết hợp đa dạng các loại thực phẩm và vitamin khoáng chất khác nhau để đảm bảo thai nhi không bị thiếu dinh dưỡng nhé.

Nguồn tham khảo:

  1. Sở y tế Bắc Giang. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì để thai nhi phát triển tốt. Assessed June 15, 2021.
  2. Sức khỏe đời sống. Mẹ bầu ăn gì để thai nhi phát triển tốt? Assessed June 15, 2021. 

LMR-CH-20210907-83

Bài viết liên quan