Nghén: Biểu hiện ốm nghén, nguyên nhân và cách khắc phục

Ốm nghén, buồn nôn khi mang thai khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn... Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm cho cơ thể mẹ bị suy nhược, ảnh hưởng đến dinh dưỡng bào thai do hấp thụ dinh dưỡng kém. Cùng Elevit tìm hiểu cách khắc phục tình trạng ốm nghén qua bài viết sau đây.

1. Nghén là gì?

Ốm nghén là tình trạng buồn nôn, ói mửa của phụ nữ khi mang thai trong giai đoạn đầu thai kỳ. Tình trạng ốm nghén thường bắt đầu từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 sau khi thụ thai. Nó có thể kéo dài đến tháng thứ 4 của thai kỳ. Trong một số trường hợp ốm nghén xảy ra trong suốt thai kỳ.

Các triệu chứng của ốm nghén thường xảy ra vào sáng sớm, nhưng trong một vài trường hợp chúng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đối với một số phụ nữ ốm nghén có thể kéo dài cả ngày.

3. Biểu hiện ốm nghén

Ở hầu hết các thai phụ, triệu chứng của ốm nghén thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 4 của thai kỳ và kết thúc ở tuần thứ 12 đến tuần thứ 14. Các biểu hiện của ốm nghén bao gồm: buồn nôn và nôn, ăn không ngon, ảnh hưởng đến tâm lý có thể gây căng thẳng và lo lắng.

Các biểu hiện của ốm nghén thường bắt đầu vào đầu ngày, nhưng có thể diễn ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Một số bà bầu chỉ bị buồn nôn vào buổi sáng, nhưng trong một số trường hợp nhiều người bị buồn nôn liên tục cả ngày.

Một số thai phụ bị tăng tiết nước bọt, tăng nhạy cảm với một số mùi và thay đổi mùi vị của một số thực phẩm.

4. Phòng ngừa và khắc phục ốm nghén

Trong hầu hết các trường hợp ốm nghén không gây hại cho bà bầu hoặc thai nhi. Tuy nhiên ốm nghén có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Chính vì điều đó người mẹ cần được chăm sóc dinh dưỡng tốt để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

Một số cách ăn uống giúp phòng ngừa và khắc phục tình trạng ốm nghén:

  • Uống đủ nước: Nếu bà bầu bị nôn liên tục, điều quan trọng là phải uống đủ nước để không bị mất nước. Để cơ thể hấp thụ nước tốt hơn, chia nhỏ lượng nước cứ 15 phút các mẹ nên uống nước một lần. 
  • Gừng: Gừng có tác dụng làm giảm co thắt dạ dày và gia tăng nhu động ruột giúp làm giảm các triệu chứng buồn nôn ở phụ nữ mang thai. Trong đông y, gừng được sử dụng để điều trị chứng khó tiêu.
  • Súc miệng thường xuyên nếu nước bọt quá nhiều: Không nên nuốt nước bọt quá nhiều, vì điều này có thể làm tăng các triệu chứng của ốm nghén khi mang thai. Nhổ nước bọt và súc miệng thường xuyên có thể giảm nghén khi mang thai. 
  • Bổ sung vitamin đầy đủ trước sinh: Mẹ bầu có thể sử dụng các loại viên uống vitamin tổng hợp có chứa vitamin B hay axit folic giúp giảm triệu chứng ốm nghén khi mang thai.
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Chia nhỏ thức ăn hàng ngày ra thành nhiều bữa một ngày 5 - 6 bữa nhỏ, không nên ăn quá no. Mẹ bầu không nên bỏ bữa vì nếu dạ dày trống sẽ gây nên cảm giác buồn nôn. Hãy nhai kỹ thức ăn và ngồi thẳng trong bữa ăn. Nên dùng thức ăn, thức uống ấm nóng vì thức ăn nguội dễ gây buồn nôn. Không nên nằm ngay sau khi ăn. Không nên ăn quá khuya, bữa ăn cuối nên kết thúc trước khi ngủ 2 tiếng.
  • Sử dụng thực phẩm giàu protein và tránh thức ăn cay nóng: Những thức ăn chứa nhiều protein cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc làm giảm các triệu chứng ốm nghén ở bà bầu. Bên cạnh đó nên tránh các thức ăn cay nóng và dầu mỡ vì nó có thể kích thích các niêm mạc dạ dày, làm tăng tình trạng buồn nôn, ốm nghén.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn, làm điều mình thích, tránh căng thẳng lo lắng, stress khi mang thai.
  • Vận động nhẹ nhàng: Mẹ nên tạo thói quen tập thể dục khi mang thai bằng cách đi bộ trong 30 phút mỗi ngày. Điều này giúp mẹ linh hoạt, khỏe mạnh, hỗ trợ giảm buồn nôn, ốm nghén trong thai kỳ.
  • Nếu nhạy cảm với mùi thức ăn thì mẹ bầu không nên nấu ăn, tránh ở trong hoặc ở gần nhà bếp, mở các cửa trong nhà để thông thoáng không khí trong nhà bếp để tránh ngửi mùi thức ăn.

Kết luận

Ốm nghén là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhưng nếu tình trạng nghén nghiêm trọng, mệt mỏi và nôn liên tục làm cho thai phụ không ăn uống hoặc hấp thụ chất dinh dưỡng kém dẫn đến giảm cân và mất nước thì nên đến thăm khám ở các cơ sở uy tín với chuyên gia y tế để có những biện pháp chăm sóc phù hợp.

CH-20231023-30

Tài liệu tham khảo

(1) Morning sickness. Truy xuất từ: https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000604.htm

(2) Trị 'ốm nghén' ở thai phụ. Link truy cập: https://suckhoedoisong.vn/tri-om-nghen-o-thai-phu-169220904221324257.htm

(3) Physiology, Pregnancy. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK559304/

(4) Mẹo ăn uống giúp bà bầu giảm cơn ốm nghén. Link truy cập: https://suckhoedoisong.vn/meo-an-uong-giup-ba-bau-giam-con-om-nghen-169230206145501913.htm

(5) Morning sickness. Link truy cập: https://www.healthywa.wa.gov.au/Articles/J_M/Morning-sickness

Bài viết liên quan