Quá trình mang thai

Mang thai: Những thay đổi của cơ thể và khó khăn

Bài viết này đề cập đến:

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai

Bạn sẽ tăng bao nhiêu cân trong suốt thai kỳ?

Mang thai có đau đớn không?

Ngay cả khi chỉ mới mang thai được vài tuần, bạn vẫn có thể cảm thấy được những thay đổi nhỏ. Cơ thể sẽ tiếp tục thay đổi để hỗ trợ và nuôi dưỡng thai nhi.

Hãy nhớ rằng cơ thể bạn chính là ngôi nhà đầu tiên của trẻ. Tất cả chúng ra đều thích sống trong một ngôi nhà hạnh phúc, do đó bạn hãy cố gắng đón nhận những thay đổi của cơ thể khi mang thai một cách tích cực nhé,

Bạn có thể tìm hiểu thêm:

    Ngay khi vừa mới mang thai, ban sẽ bắt đầu nhận thấy những thay đổi nhỏ trong cơ thể, mặc dù người ngoài sẽ khó để nhận ra.

    Nhiều cặp đôi lựa chọn không thông báo tin vui cho đến khi có kết quả siêu âm lần đầu.

     

    Woman lying face down

    Ốm nghén, mệt mỏi, đau ngực và cáu kỉnh là những dấu hiệu ban đầu khi mang thai.

    Nhiều cặp đôi lựa chọn thông báo tin vui sau khi làm siêu âm lần đầu để kiểm tra sự phát triển của thai nhi khi được 12 tuần tuổi thai. Nếu có bất kỳ dấu hiệu mang thai kể trên - đặc biệt là ốm nghén và mệt mỏi nghiêm trọng - bạn sẽ gặp một số khó khăn trong cuộc sống.

    Hãy nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, giảm các công việc nhà và tham khảo ý kiến dược sĩ về việc giảm các khó chịu do mang thai, giảm triệu chứng ốm nghén như buồn nôn và nôn.

    Mặc dù cơ thể mỗi người sẽ khác nhau, nhưng bạn chỉ có thể nhận thấy những đổi rõ rệt của cơ thể khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai - từ tuần 13 - 29. Vào giai đoạn này, mẹ bầu sẽ thấy quần áo chật hơn và bụng bầu nhô ra rõ hơn.

    Bạn nên mua thêm đồ cho bà bầu hoặc những bộ quần áo rộng để thoải mái vận động. Sưng phù chân cũng là một dấu hiệu khác của mang thai. Do đó, nếu phải mang giày cao gót, hãy thường xuyên cởi giày và nâng cao chân nếu có thể.

    Một thay đổi khác mà mẹ bầu có thể nhận thấy là tóc dày và bóng mượt hơn. Thực tế, phụ nữ khi mang thai thường không rụng nhiều tóc, đây có thể là một "đặc quyền" nho nhỏ cho mẹ bầu.

    Mặc dù mẹ bầu thường không bị đau dai dẳng khi mang thai nhưng vẫn có thể chịu một số cơn đau nhức và khó chịu, gồm:

    • Ngứa da: Vùng da bụng căng ra do bé đang phát triển sẽ khiến khu vực này ngứa.
    • Giãn tĩnh mạch và bị trĩ khi mang thai: Phụ nữ mang thai thường dễ bị giãn tĩnh mạch và trĩ hơn. Do đó, hãy tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian dài hoặc ngồi bắt chéo chân.
    • Chảy dịch âm đạo: Trong thai kỳ, mẹ bầu có thể sẽ có khí hư (huyết trắng) mỏng để giúp âm đạo luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu thấy dịch âm đạo bất thường, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ nhé.
    • Da đổi màu: Những hormone trong thời gian mang thai sẽ gây ra những mảng da tối màu ở mặt và bụng. Tình trạng này có thể có thể trầm trọng hơn bởi ánh nắng mặt trời, do đó mẹ bầu nên dùng kem chống nắng khi đi ra ngoài.
    • Khó thở: Phụ nữ mang thai thường dễ bị khó thở hoặc thở nhanh hơn một chút do phổi phải xử lý oxy để giúp bé phát triển.
    • Tăng cảm giác thèm ăn: Khi thai nhi càng phát triển sẽ làm cho mẹ bầu cảm thấy đói liên tục. Tuy nhiên, nhu cầu bổ sung năng lượng của mẹ vẫn không tăng nhiều - chỉ tăng nhẹ ở tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba.
    • Tiết dịch núm vú: Một số mẹ bầu ở tháng cuối thai kì sẽ rỉ sữa non, do đó hãy mang miếng lót thấm sữa để tránh sữa dính vào áo.
    • Cơn gò sinh lý Braxton-Hicks: Khi sắp đến ngày dự sinh, bạn sẽ cảm thấy các cơn co thắt nhẹ. Chúng được gọi là cơn gò sinh lý Braxton-Hicks và thường xuất hiện không cố định. Nếu các cơn gò mạnh và xảy ra thường xuyên, hãy nhanh chóng đến bệnh viện. Đây là dấu hiệu của việc chuyển dạ.

    Nhiều bà bầu thường quan niệm phải ăn nhiều cho cả hai - Điều này là không đúng. Nếu bạn muốn ăn bữa nhẹ, hãy lựa chọn những thực phẩm lành mạnh như trái cây hoặc sữa chua.

    Bài viết liên quan