Những điều bạn cần biết về tiền sản giật

Tiền sản giật là triệu chứng nghiêm trọng gây nguy hiểm cho các thai phụ. Tuy nhiên không ít các thai phụ chưa hiểu rõ tiền sản giật là gì? Hay các dấu hiệu tiền sản giật để chẩn đoán tình trạng tiền sản giật cũng như nguyên nhân tiền sản giật. Trong bài viết này, Elevit sẽ giúp các thai phụ giải đáp các thắc mắc trên.

1. Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là tình trạng nguy hiểm thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc sau sinh (gọi là tiền sản giật sau sinh). Tiền sản giật là sự xuất hiện của tăng huyết áp, có phù và protein niệu, do thai nghén hoặc ảnh hưởng của thai nghén rất gần. Tuy nhiên, ở một số trường hợp tiền sản giật nặng có thể phát triển sớm hơn với nguy cơ của bệnh lá nuôi. Tiền sản giật là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai, xảy ra khoảng 5-10% và sản giật chiếm 0,2-0,5% trong tổng số thai nghén.

2. Các dấu hiệu tiền sản giật

Trong nhiều trường hợp, tiền sản giật không có bất kỳ triệu chứng khác biệt nào trong thai kỳ khiến việc chẩn đoán bệnh trở nên khó khăn hơn. Không ít các thai phụ đang khỏe mạnh, không bị ốm vẫn có thể mắc tiền sản giật.

Khi thai phụ bị phù nề, huyết áp cao, protein niệu (protein trong nước tiểu), nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn mửa, đau bụng hoặc đau vai, đau lưng dưới, tăng cân đột ngột, khó thở, lo lắng có thể là những dấu hiệu tiền sản giật. Nhưng thông thường, các thai phụ khó cảm nhận được việc huyết áp của họ đang tăng hay các triệu chứng khác nên gây khó khăn trong việc dự đoán tiền sản giật. Ngoài ra, ở tình trạng tiền sản giật nặng hơn, thai phụ có thể bị rối loạn chức năng của nhiều cơ quan như thận, gian. Vì vậy tiền sản giật gây nhiều nguy hiểm cho thai phụ. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vọng cho mẹ bầu.

3. Nguyên nhân tiền sản giật

Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa biết rõ nguyên nhân tiền sản giật. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng nó bắt đầu từ nhau thai - cơ quan nuôi dưỡng thai nhi trong suốt quá trình thai kỳ. Các mạch máu mới phát triển để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho nhau thai, nhưng ở thai phụ bị tiền sản giật, các mạch máu này dường như không phát triển hoặc hoạt động không bình thường. Các vấn đề trên khiến việc lưu thông máu trong nhau thai trở nên khó khăn và không điều hòa huyết áp ở người mẹ không đều.

4. Nguy cơ của tiền sản giật:

Nguyên nhân gây ra tiền sản giật khó đoán trước đã được nêu ở trên. Tuy nhiên, các thai phụ có thể lưu ý một số yếu tố nguy cơ tiền sản giật và cần chia sẻ những thông tin mình có với bác sĩ khi khám thai như:

  • Thai phụ từng bị tiền sản giật trong lần mang thai trước
  • Thai phụ đang mang thai đôi, ba hay nhiều hơn
  • Thai phụ bị huyết áp cao, đái tháo đường, béo phì, bệnh thận hoặc mắc hội chứng kháng phospholipid.
  • Thai phụ có tiền sử gia đình (mẹ, chị gái, em gái) bị tiền sản giật

5. Chế độ dinh dưỡng khi bị tiền sản giật

Trước sự nguy hiểm của tiền sản giật có thể gây ra cho thai phụ, thì việc chăm sóc thai phụ trong quá trình này là hết sức cần thiết.  

Trong quá trình này, thai phụ cần tăng khẩu phần ăn của mình hơn bình thường. Trung bình mỗi thai phụ cần 30-35 kcal/ kg cân nặng lý tưởng / ngày. Trong quá trình tiền sản giật, thai phụ cần tăng thêm 50 kcal mỗi ngày ở 3 tháng đầu, 250 kcal mỗi ngày ở 3 tháng giữa và 450kcal mỗi ngày ở 3 tháng cuối. 

Trong mỗi khẩu phần ăn phải đáp ứng đủ chất dinh dưỡng gồm: 55-60% glucid; 15-20% protein, 20-25% lipid và tăng cường 28g chất xơ mỗi ngày, giảm lượng muỗi dưới 6g/ ngày, đồng thời thai phụ cần đảm bảo đầy đủ vitamin và các vi chất dinh dưỡng khác như: sắt, acid folic, Ca, Mg,....Bên cạnh đó, lượng nước hằng ngày rút bớt không quá 1 lít so với bình thường.  

Việc có chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hợp lý cũng sẽ giúp ích cho bà bầu bị tiền sản giật.  

Theo khuyến nghị của Bộ Y tế, thai phụ khi bị tiền sản giật nên ăn các thực phẩm như: gạo lức, mỳ, ngô, khoai, sắn,.... Với các thực phẩm giàu đạm, thai phụ có thể ăn các nguồn đạm động vật ít béo, giàu canxi và sắt cho bà bầu như thịt nạc, cá nạc, tôm, cua,.... Về chất béo, thai phụ nên sử dụng bơ động vật, dầu oliu, dầu nành, dầu điều,... Trong khẩu phần ăn, thai phụ bị tiền sản giật cần cung cấp đầy đủ và đa dạng các loại rau xanh và trái cây như rau khoai lang, rau mồng tơi, ra đay, thanh long, cam, bưởi, đu đủ chín, chuối,....

Đồng thời, trong khi bị tiền sản giật, thai phụ cần hạn chế việc ăn phủ tạng động vật, mỡ động vật, bơ, các gia vị cay nóng, các loại bánh ngọt nhiều đường và các loại nước ngọt. Ngoài ra, thai phụ cần loại bỏ các thực phẩm chế biến sẵn, dưa, cà muối, các loại quả sấy khô, rượu bia, thực phẩm sống ra khỏi khẩu phần ăn của mình.

Một điều quan trong nữa mà mẹ cũng đừng quên là bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu hằng ngày để cung cấp các vi chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ.

Lời kết

Tiền sản giật là tình trạng nghiêm trọng có thể gây tử vong cho thai phụ cũng như những biến chứng khác sau tiền sản giật. Vì vậy khi chẩn đoán được tiền sản giật, thai phụ cần nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có phương pháp điều trị cũng như tham khảo chế độ ăn uống hợp lý để hạn chế các biến chứng về sau của tiền sản giật.
 

Bài viết liên quan: