Lời khuyên giúp mẹ bầu chuẩn bị tâm lý trước khi sinh

Trước khi sinh, các bà mẹ sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, có thể là vui mừng khi sắp được chào đón sinh linh nhỏ hay là lo lắng, bồn chồn đối với các bà mẹ sinh con lần đầu. Mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý trước khi sinh để quá trình vượt cạn được thành công.

Vậy mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý trước khi sinh như thế nào? Trong bài viết này, Elevit sẽ đưa ra các lời khuyên bổ ích để mẹ bầu có tâm lý vững vàng trước khi sinh.

1. Để có tâm lý vững vàng mẹ bầu nên khám sàng lọc trước khi sinh

Khám sàng lọc trước khi sinh được hầu hết diễn ra vào 3 tháng đầu thai kỳ. Sàng lọc 3 tháng đầu thai kỳ bao gồm các xét nghiệm như sàng lọc huyết thanh và siêu âm kiểm tra độ mờ da gáy và được thực hiện khi thai nhi 10 đến 13 tuần tuổi. Mục tiêu của các xét nghiệm này giúp xác định những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao có nhiễm sắc thể bất thường như hội chứng down hoặc các dị tật bẩm sinh của thai nhi. Mặc dù việc siêu âm có thể chẩn đoán được, chẳng hạn như trong trường hợp khuyết tật ống thần kinh hở. Thực tế có nhiều loại xét nghiệm để sàng lọc huyết thanh với các tiêu chí xét nghiệm và thời gian thực hiện khác nhau. Vì vậy bà bầu cần tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện.

Các xét nghiệm này là tự nguyện của mẹ bầu. Tuy nhiên, việc kiểm tra sàng lọc trước khi sinh giúp bà bầu biết được tình trạng của thai nhi để điều chỉnh cách chăm sóc. Từ đó, bà bầu sẽ có tâm lý vững vàng hơn trước khi sinh.

2. Trước khi sinh: quyết định giữa sinh thường hay sinh mổ

Nhiều bà mẹ trước khi sinh vẫn băn khoăn giữa 2 hình thức sinh là sinh thường hay sinh mổ. Theo dân gian, người ta cho rằng việc sinh thường giúp con cái thông minh hơn? Liệu đây có đúng sự thật hay chỉ là lời truyền miệng? Đánh giá nhỏ dưới đây về 2 hình thức sinh đẻ sẽ giúp bạn tìm ra đâu là hình thức sinh phù hợp với bản thân

Khi nào mẹ bầu được khuyên nên sinh mổ

Trước đây các bác sĩ không khuyên mẹ bầu sinh mổ vì chúng có độ nguy hiểm nhất định khi thực hiện. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của y học, những nguy hiểm trên đã được khắc phục rất nhiều. Trong nhiều trường hợp đặc biệt, sinh mổ được xem là hình thức cấp cứu cần thiết để ngăn ngừa tổn thương hoặc tử vong cho mẹ bầu. Như trong trường hợp đặc biệt như mẹ bầu bị tiền sản giật, hay ở các trường hợp đặc biệt thai nhi cần sinh trước khi mẹ bầu chuyển dạ, bác sĩ sẽ đề xuất cho mẹ bầu sinh mổ để giúp mẹ bầu sinh nở an toàn hơn.

Không ít các bà bầu, đặc biệt là trong lần mang thai đầu sẽ gặp tình trạng sợ sinh thường, hay không tin tưởng vào việc sinh thường nên tự quyết định sinh mổ. Tuy nhiên lời khuyên của chúng tôi là hãy tin vào sự chỉ dẫn của bác sĩ để có phương án sinh đẻ phù hợp và tốt nhất.

Ưu điểm của sinh thường

So với sinh mổ, sinh thường được nhiều y bác sĩ khuyến khích vì nhiều lợi ích mà nó mang lại. Việc sinh thường được đánh giá là mẹ bầu ít chịu đau đớn hơn so với sinh mổ, mẹ bầu cũng hồi phục nhanh hơn và cho phép mẹ bầu chăm sóc con tốt hơn. Hay ở nhiều bà mẹ cảm thấy việc sinh thường là cần thiết vì nó thuận theo tự nhiên, điều đó giúp mẹ bầu có trải nghiệm trọn viện đối việc sinh nở. Đặc biệt nếu mẹ bầu sinh mổ sẽ có vết sẹo để lại ảnh hưởng đến thẩm mĩ của người mẹ.

Lựa chọn sinh nở theo cách nào vẫn là sự lựa chọn của người mẹ, tuy nhiên trước khi ra quyết định mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý trước khi sinh vừng vàng, đừng vì sự lo sợ làm ảnh hưởng đến quyết định của bản thân. Mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của các y bác sĩ hay những trải nghiệm của các mẹ bầu khác.

3. Biết trước cách đối phó với cơn đau chuyển dạ

Khi chuyển dạ, mẹ bầu phải chịu cơn đau khá nặng nề, vì vậy không ít mẹ bầu cảm thấy lo lắng trước khi chuyển dạ hoặc trước khi sinh. Tuy nhiên về vấn đề này, có rất nhiều cách can thiệp khá hiệu quả trước và trong quá trình sinh nở để giảm tình trạng trên. Lời khuyên hữu ích ở giai đoạn đầu chuyển dạ là mẹ bầu có thể tập thể dục với bóng, xóa bóp nhẹ nhàng bụng hoặc tắm nước ấm để giảm mức độ đau, hạn chế sử dụng thuốc giảm đau. Ở nhiều trường hợp, mẹ bầu được dùng thuật thôi miên khi chuyển dạ sẽ ít sử dụng thuốc giảm đau.

Trong các trường hợp mẹ bầu chịu cơn đau quá nặng nề, các y bác sĩ sẽ sử dụng thuốc giảm đau hay thuốc gây mê. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ thảo luận về các lựa chọn để kiểm soát cơn đau chuyển dạ và cung cấp dịch vụ chăm sóc trước khi sinh trong các lần khám tiền sản định kỳ giúp mẹ bầu tìm được phương pháp giảm đau ưu tiên khi chuyển dạ mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm sinh nở.

Kết luận

Việc chuẩn bị tâm lý trước khi sinh kỹ càng sẽ giúp cho mẹ bầu có trải nghiệm mong muốn đối với việc sinh nở. Để có tâm lý vững vàng thì mẹ bầu cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức trước khi sinh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho tâm lý mẹ bầu trước khi sinh.