Quá trình mang thai

Stress khi mang thai: Làm sao để vượt qua?

Bài viết này đề cập đến:

Tại sao phụ nữ mang thai cảm thấy stress (căng thẳng)?

Stress khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu

Stress khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi 

Nguyên nhân chính gây stress khi mang thai là gì?

Bạn nên đối diện với tình trạng stress khi mang thai như thế nào?

 

Sau một thời gian chuẩn bị và nỗ lực, cuối cùng bạn đã có thai. Đó quả thực là một tin vui. Thế nhưng, tại sao bạn vẫn cảm thấy stress?

Bạn có thể tìm hiểu thêm:

    Phụ nữ mang thai có thể cảm thấy lo lắng quá mức trong thời gian này. Hàng vạn câu hỏi cứ liên tục xuất hiện. Liệu con mình có đang phát triển tốt không? Liệu mình có trở thành một người mẹ tốt? Lúc sinh nở có đau lắm không? Chồng mình vẫn sẽ thấy mình quyến rũ chứ? Cơ thể mình có thể trở về hình dáng như ban đầu không?
    Mỗi người phụ nữ đều sẽ có trải nghiệm riêng khi mang thai và không ai hoàn toàn giống ai. Khi bạn nghĩ về những điều cần làm cho con mình - không chỉ trong giai đoạn hình thành và phát triển một cơ thể bé nhỏ mà còn là trách nhiệm nuôi dạy con trong nhiều năm sau đó - điều này không ít thì nhiều sẽ khiến bạn có chút lo lắng, căng thẳng.
    Hầu hết phụ nữ mang thai đều sẽ trải qua cảm giác stress (căng thẳng) trong suốt quá trình này. Đó là điều hoàn toàn bình thường.

    Stress có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất của bà bầu, với các triệu chứng như đau ngực, đau tim, đau đầu, rối loạn nhịp thở, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, giảm thị lực và tăng nguy cơ cao huyết áp.

    • Tác động lên thần kinh và tính cách: Stress trong thai kỳ có thể gây rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ và khó tập trung. Phụ nữ mang thai thường lo lắng quá mức, sợ hãi, và dễ cảm thấy thất vọng, giận dữ, thậm chí khóc nhiều do quá mệt mỏi. Một số trường hợp còn cảm thấy muốn thu mình lại, ngại giao tiếp xã hội.
    • Nguy cơ sinh non: Căng thẳng kéo dài trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sinh non, đặc biệt trong những tháng cuối.
    • Rối loạn ăn uống: Khi mẹ bầu bị stress kéo dài, họ có thể gặp các rối loạn về ăn uống, như ăn quá mức hoặc bỏ bữa, ngán ăn. Những thói quen này có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như đau dạ dày, viêm đường ruột, hoặc viêm ruột kích thích.
       

    Nếu sức khỏe của mẹ tốt, thai nhi sẽ phát triển khỏe mạnh, ngược lại, nếu mẹ bầu gặp căng thẳng thường xuyên, thai nhi có thể đối mặt với nhiều nguy cơ. Dưới đây là một số tác động của căng thẳng lên thai nhi:

    • Thai nhi nhẹ cân: Mẹ bầu căng thẳng có thể ăn quá ít, ăn không đúng bữa hoặc bỏ bữa, làm thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng chất. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhẹ cân và tăng nguy cơ suy dinh dưỡng cho trẻ sau sinh.
    • Nguy cơ sinh non: Căng thẳng khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này.
    • Chậm phát triển: Căng thẳng quá mức trong giai đoạn hình thành và phát triển não bộ của thai nhi có thể gây co bóp tử cung, kích ứng vùng nước ối, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.
    • Rối loạn giấc ngủ: Giấc ngủ của mẹ và thai nhi có liên kết chặt chẽ. Nếu mẹ bầu bị căng thẳng, lo âu và rối loạn giấc ngủ, thai nhi cũng khó có giấc ngủ ổn định, ảnh hưởng đến sự hoàn thiện cấu trúc cơ thể.
    • Rối loạn hành vi: Căng thẳng khi mang thai làm tăng nguy cơ các vấn đề về hành vi của trẻ sau khi sinh, chẳng hạn như tự kỷ, tăng động, hoặc trầm cảm.
    • Dị tật: Dù không phổ biến, căng thẳng nghiêm trọng trong thai kỳ đã được ghi nhận là nguyên nhân dẫn đến một số trường hợp thai nhi sinh ra bị dị tật.

    Xác định được nguyên nhân gây ra stress có thể giúp bạn đưa ra giải pháp để giảm bớt căng thẳng.

    Mỗi người sẽ phù hợp với những cách giảm stress khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần tìm ra cách để thư giãn hiệu quả nhất, đặc biệt khi mức độ căng thẳng tăng cao.

    .   Tập thể dục: 30 phút đi bộ hoặc bơi lội mỗi ngày, không cần thiết phải tập luyện hết các ngày trong tuần, có thể mang lại hiệu quả tuyệt vời.

    Pregnant woman practicing yoga

    .   Giữ tinh thần thoải mái: Sử dụng một ứng dụng hướng dẫn thiền định, tham gia một lớp yoga hay đi dạo xung quanh có thể giúp bạn lấy lại sự tập trung và giảm bớt căng thẳng.
    .   Trò chuyện với người khác: Bạn nên tìm một ai đó để trò chuyện, có thể là chồng, bạn thân, gia đình hay một chuyên gia trị liệu. Khi nói ra được những điều lo sợ, bạn sẽ dễ nhìn nhận lại mọi chuyện và nghĩ ra cách giải quyết.
    .   Tránh những điều tiêu cực: Khi nhận thấy lời nói của người khác có khả năng gây tác động tiêu cực đến bản thân, bạn nên tránh đi và tận hưởng những điều mình thích. Suy nghĩ tiêu cực có thể khiến bạn cảm thấy stress hơn.

    .   Dành thời gian cho bản thân: Hãy thử đi đạo, đọc sách báo, xem phim, làm móng, hay bất cứ điều gì mà bạn thích. Điều này sẽ giúp đầu óc tỉnh táo hơn và tập trung vào những mặt tích cực khi mang thai.

    Bất kỳ lúc nào trong suốt hành trình mang thai mà bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng quá mức, hãy trao đổi với bác sĩ.

    Tài liệu tham khảo
    (1)    Stress khi mang thai. https://suckhoedoisong.vn/stress-khi-mang-thai-16962886.htm
    (2)    Những thay đổi tâm sinh lý trước và sau khi sinh em bé. https://syt.hanam.gov.vn/Pages/nhung-thay-doi-tam-sinh-ly-truoc-va-sau-khi-sinh-em-be.aspx

    CH-20241024-03

    Bài viết liên quan